Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33225344
Áp dụng một số biện pháp phòng – trị bệnh sinh sản trên bò sữa (ThS. Hồ Quế Anh, Email: anh.hq@iasvn.org)
Thứ tư, 14-03-2012 | 13:23:02

TÓM TẮT

 

Đề tài “Áp dụng một số biện pháp phòng – trị bệnh sinh sản trên bò sữa” được thực hiện chủ yếu tại khu vực chăn nuôi bò sữa tập trung của thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, thời gian từ 2004-2006.

Hai thí nghiệm cải thiện điều kiện vệ sinh, điều kiện môi trường chuồng nuôi đã làm giảm đáng kể sự xuất hiện một số bệnh sau khi sinh như chậm động dục, phối giống nhiều lần và viêm tử cung. Tỷ lệ 3 bệnh này ở lô đối chứng là khá cao (78,9%) so với lô cải thiện điều kiện vệ sinh (60%) và lô cải thiện điều kiện môi trường (46,7%).

Áp dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo hợp vệ sinh (sử dụng thêm bao nilon mềm bọc ngoài dẫn tinh quản để tránh sự lây lan mầm bệnh từ bên ngoài vào trong đường sinh sản) tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản ở nhóm thí nghiệm đã giảm từ 3% xuống 2% sau khi gieo tinh nhân tạo, ở lô đối chứng lại có chiều hướng tăng từ 7,9% đến 18,4%. Tỷ lệ thụ thai lô thí nghiệm (56,7%) cao hơn lô đối chứng (32,4%), với p<0,001.

Các biện pháp điều trị một số bệnh sinh sản bò sữa thường gặp đã thu được kết quả nhất định. Đa số các trường hợp bò đều động dục lại ở thời điểm 48-72 giờ sau khi điều trị. Bò mang thai sau 60 ngày qua trực tràng có hệ số phối đậu thai từ 1,71-3. Tỷ lệ bò động dục lại sau khi điều trị thấp nhất là 66,6% trong trường hợp viêm tử cung và cao nhất là 93,9% ở trường hợp u nang noãn. Tỷ lệ bò có thai sau khi được điều trị cao nhất là 71,4% trong trường hợp bò bị bệnh tồn lưu hoàng thể và thấp nhất là 36,7% trong trường hợp bò tơ có buồng trứng kém phát triển.

Trở lại      In      Số lần xem: 12254

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD