Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33249663

Thứ năm, 01-02-2024 | 14:12:46

Cây sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là cây có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng [2]. Từ năm 2008-2019, diện tích trồng sầu riêng tăng từ 17.500ha lên 58.580,7 ha. Sản lượng sầu riêng cũng tăng mạnh từ 93.000 tấn lên hơn 478.600 tấn [3], tập trung tại các tỉnh phía Nam, trong đó Tiền Giang (13.810,1 ha), Vĩnh Long (3.276,4 ha), Bến Tre (2.494,0 ha), Lâm Đồng (10.089,9 ha), Đắk Lắk (8.967 ha) và Đồng Nai (10.807,5 ha).

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:30:34

Cây sắn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số do cây sắn chịu được đất nghèo dinh dưỡng, chịu hạn tốt, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến. Những năm gần đây sản xuất sắn gặp nhiều khó khăn và rủi ro do sâu bệnh gây ra như bệnh chổi rồng (Phytoplasma sp), rệp sáp hồng (Phenacoccus manihoti), nhện đỏ (Tetranychus sp.)…đặc biệt là bệnh khảm lá sắn do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra.

Thứ tư, 10-01-2024 | 12:54:42

Cây sắn (Manihoti esculenta Crantz) ngoài sử dụng như là nguồn lương thực, đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc, cây dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Phú Yên là một trong 10 tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất nước, tính đến niên vụ 2020-2021, diện tích sắn tại tỉnh Phú Yên khoảng 27.600ha, năng suất sắn củ khoảng trên 20 tấn/ha.Là cây trồng chủ lực của tỉnh để phát triển kinh tế hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Thứ tư, 03-01-2024 | 08:57:14

Thanh long là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao, giá trị xuất khẩu thanh long chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất cây ăn quả của Việt Nam. Rệp sáp giả (mealybug) (Hemiptera: Pseudococcidae) là một trong những sinh vật gây hại phổ biến và quan trọng đối với sản xuất thanh long. Rệp sáp giả xuất hiện và gây hại trên cả cành và quả, cây nhiễm rệp sáp giả nặng sinh trưởng kém, cành non có thể bị vàng rụng, quả còi cọc, độ ngọt giảm đi,…

Thứ hai, 13-03-2023 | 09:10:01

Bnh đm lá là mt loi bnh hi nh hưng nghiêm trng đến mùa màng do nm gây ra. Nm Pilidium là mt trong nhng tác nhân gây bnh nguy him cho thc vt vi ph vt ch rng. Chúng có th tác đng trên lá, qu và r cây. Vic qun lý các bnh thc vt và kim soát dch bnh chưa cht ch dn đến vic lm dng thuc bo v thc vt gây nh hưng đến h sinh thái và sc khe con ngưi. Do đó, vic xác đnh đưc tác nhân gây bnh và tìm kiếm các chng đi kháng hưng đến kim soát sinh hc là xu thế hin nay trong xây dng nn nông nghip xanh.

Thứ sáu, 30-12-2022 | 08:23:38

Thời gian qua, nhiều loại dịch bệnh hại vật nuôi và cây trồng bùng phát làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Người sản xuất đã sử dụng các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích thay thế dần thuốc  bảo vệ thực vật nguồn gốc hoá học. Xạ khuẩn là thành phần chính của nhiều chế phẩm sinh học, đóng vai trò  quan trọng trong kiểm soát bệnh hại cây trồng vì chúng có khả năng sinh các hoạt chất đối kháng tác nhân gây bệnh, chất kích thích sinh trưởng, các enzyme phá huỷ thành tế bào vi sinh vật gây bệnh.

Thứ năm, 17-11-2022 | 09:36:54

Vàng lá, thối rễ gây ra bởi Fusarium solani, Phytopythium helicoides Phytophthora citrophthora là một trong những bệnh phổ biến tại các vùng trồng cây ăn quả có múi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, tổng số 7 chủng nấm mang đặc điểm hình thái đặc trưng của Trichoderma đã được phân lập từ mẫu đất ở vùng trồng cây ăn quả có múi tại tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Trong đó, 4 trên tổng số 7 chủng nấm Trichoderma spp. đã thể hiện hoạt tính đối kháng cao với tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ.

Thứ ba, 22-03-2022 | 07:50:04

Mục đích nghiên cứu này là tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng mạnh với tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây hoa hồng. Từ bộ sưu tập 183 chủng vi sinh vật, 3 chủng đối kháng mạnh nhất được xác định gồm BST, HD-V22, HD-N12 với đường kính vòng đối kháng chủng kiểm định Pseudomonas sp. HDB-V11 lần lượt là 17,4; 17,9 và 18,1 mm và hiệu lực đối kháng chủng kiểm định Colletotrichum sp. HDT-N28 lần lượt là 79,6; 77,7 và 75,85%.

Thứ sáu, 11-02-2022 | 14:55:41

Mục đích nghiên cứu này là tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng mạnh với tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây hoa hồng. Từ bộ sưu tập 183 chủng vi sinh vật, 3 chủng đối kháng mạnh nhất được xác định gồm BST, HD-V22, HD-N12 với đường kính vòng đối kháng chủng kiểm định Pseudomonas sp. HDB-V11 lần lượt là 17,4; 17,9 và 18,1 mm và hiệu lực đối kháng chủng kiểm định Colletotrichum sp. HDT-N28 lần lượt là 79,6; 77,7 và 75,85%. Ba chủng này không đối kháng lẫn nhau và có tiềm năng ứng dụng cao.

Thứ năm, 10-02-2022 | 06:52:15

Bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius [Coleoptera: Chrysomelidae: Alticinae] là sâu hại quan trọng trên các loài rau họ thập tự (Cruciferae. Bọ nhảy trưởng thành gây hại bộ phận trên mặt  đất, tạo ra những lỗ thủng trên lá từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch (Knodel & Olson, 2002). Trong đó giai đoạn cây con nếu bọ nhảy hại nặng, mật độ bọ nhảy cao, toàn bộ bộ lá sẽ có thể bị cắn trụi, cây con bị chết nếu không được phòng chống kịp thời.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD