Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  9
 Số lượt truy cập :  33249983
Bệnh tiêu điên (Stunted disease)
Thứ năm, 28-04-2016 | 09:27:38

1. Tóm tắt

Tác nhân:                   Cucumber mosaic virus  (CMV) 

Phân bố:                    Ấn Độ, Indonesia

Bộ phận bị hại:            Toàn bộ cây hồ tiêu.

 

Bệnh tiêu điên còn được gọi là bệnh lá nhỏ, bệnh khảm, bệnh xoắn lá hay bệnh lá liềm. Tại Ấn Độ, bệnh được thông báo đầu tiên trong vườn ươm cây giống hồ tiêu của chính phủ tại Neriamangalam ở Idukki, thuộc tỉnh Kerala, trong năm 1975. Bệnh đã truyền qua cành tiêu ghép, cũng như cho cây dưa chuột và các cây kí chủ họ cà (Solanaceae), đây là những cây thể hiện triệu chứng khảm đặc trưng. Hiện nay virus này đã được xác định là một nòi của virus khảm dưa chuột (CMV). Dựa vào kỹ thuật kháng huyết thanh, virus này có liên quan đến bệnh khảm trên cây chuối, cà và ớt.

2. Triệu chứng bệnh

Lá của những cây hồ tiêu bị bệnh thể hiện triệu chứng khảm điển hình với những vùng màu xanh nhạt và xanh đậm hoặc xanh và vàng. Các lá hình thành sau đó nhỏ, nhăn nheo, giòn, dày với những mảng/dải úa vàng. Trong một số trường hợp, các lá bánh tẻ và trưởng thành cho thấy diện tích úa vàng rộng, lá nhỏ lại, méo mó, kích thước lá giảm, các lá này có hình lưỡi liềm hay xuất hiện nếp nhăn. Cây hồ tiêu bị bệnh phát triển còi cọc bởi vì sự chụm lại của các lá và cành bị bệnh thể hiện triệu chứng chùn ngọn ở các thời kỳ phát triển. Cây hồ tiêu rụng lá và quả để lại một cây trụi lá. Cây hiếm khi bị chết nhưng năng suất giảm đi nhanh chóng.

 

Lá trên hom giống bị biến vàng

 

Lá tiêu bị đốm vàng

 

      Lá tiêu dày lên với các triệu chứng khảm                              Cây hồ tiêu bị còi cọc do nhiễm virus

 

      Lá tiêu bị nhăn và các triệu chứng khảm                                 Vết khảm trên lá tiêu            

3. Phương thức lây truyền bệnh

Bệnh lây lan qua hom bị nhiễm bệnh, mắt ghép, nhựa cây, dao cắt và dụng cụ ghép. Lây truyền bệnh thông qua vector côn trùng đã được báo cáo từ các nước trồng hồ tiêu. Toxoptera aurauntiiAphis gossypii là hai loài rệp đã được báo cáo về khả năng lây truyền  bệnh này.

4. Vi sinh vật gây bệnh: Cucumber Mosaic Virus (CMV)

                      Lá tiêu bị đốm vàng                              Lá bị nhiễm bệnh với nhiều triệu chứng khác nhau

 

Virus đốm vàng tiêu (Pepper yellow mottle virus)              Virus khảm dưa chuột (Cucumber Mosaic Virus)

5. Biện pháp phòng trừ bao gồm các nội dung

Vệ sinh đồng ruộng

Biện pháp canh tác

Biện pháp hóa học

Phòng trừ sinh học

 

Người ta chưa có nhiều tài liệu đề cập đến các biện pháp quản lý bệnh tiêu điên. Chúng ta cần nhiều thời gian để nghiên cứu bệnh này một cách hệ thống hơn.

Trở lại      In      Số lần xem: 8430

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD