Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33210606

Thứ hai, 17-10-2016 | 08:14:14

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được thực hiện tại 4 tỉnh ĐBSH: Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và 4 tỉnh đồng bằng sông ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Số liệu về năng suất tiềm năng của cây lúa vùng ĐBSH và ĐBSCL được tính toán bằng mô hình DSSAT theo các kịch bản BĐKH B1, B2 và A2

Thứ bảy, 17-09-2016 | 15:54:04

Công nghệ WebGIS đã được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như giao thông, du lịch,...Trong nông nghiệp, lần đầu công nghệ WebGIS được nghiên cứu phục vụ canh tác lúa vùng đồng bằng Sông Hồng, dựa trên cơ sở dữ liệu về bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tính chất đất đai, kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón và năng suất thực thu trong những vụ trước của nông dân. Ứng dụng quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) cho cây lúa theo tới lô thửa và tiểu vùng kết hợp thử nghiệm kiểm định cho từng khu vực, kết quả được tích hợp trên nền bản đồ lô thửa.

Thứ năm, 15-09-2016 | 08:44:52

hực vật đáp ứng với các điều kiện môi trường bất lợi bằng cách hoạt hóa hàng loạt các gen liên quan tới chống chịu stress, trong đó bao gồm cả nhóm gen điều khiển mã hóa các nhân tố phiên mã. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân lập được gen mã hóa nhân tố phiên mã OsNLI-IF từ thư viện cDNA xử lý stress của lúa bằng kỹ thuật PCR với cặp mồi đặc hiệu. Nghiên cứu cho thấy OsNLIIF được tăng cường biểu hiện trong các điều kiện bất lợi như hạn, mặn, lạnh, nhiệt độ cao theo con đường không phụ thuộc vào ABA.

Thứ ba, 06-09-2016 | 15:06:55

Phân tích QTL quần thể hồi giao BC2F2 giữa OM5930 / N22 với 310 cá thể con lai. Sử dụng 264 SSR đa hình (trong tổng số 501chỉ thị). Bản đồ liên kết trên cơ sở quần thể BC2F2 này, phủ trên 2.741,63 cM với khoảng cách trung bình giữa hai chỉ thị là 10,55 cM. Tất cả QTLs được xác định trên cơ sở xác suất tin cậy P < 0,01 (tương ứng với phân tích SMA ở giá trị LOD > 3,6 và đối với IMA ở giá trị LOD > 3,9).

Thứ sáu, 26-08-2016 | 15:54:18

Ở nước ta hiện có 130.000 ha lúa cạn đang được được trồng chủ yếu bởi một số dân tộc tít người sống tại các vùng đồi núi cao thuộc miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên. Nguồn gen lúa cạn ở Việt Nam rất đa dạng và có giá trị không chỉ về na ninh lương thực mà còn về kinh tế, văn hóa xã hội và nghiên cứu khoa học. Hiện tại Trung tâm Tài nguyên thực vật đã thu thập và đang lưu giữ khoảng 2700 nguồn gen lúa cạn (chiếm 33,48%) trong tổng số 8.000 nguồn gen lúa nói chung.

Thứ ba, 16-08-2016 | 08:09:43

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha, sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên, xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước  và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD/ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản Biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%.

Thứ bảy, 12-12-2015 | 06:29:27

Nghiên cứu từ dịch trích từ ba loại thự vật bao gồm sống đời (Kalanchoe pinnata), cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides) và cỏ hôi (Eupatorium odoratum) được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng đã xác định nồng độ của các loại dịch trích có khả năng kích thích cây lúa kháng được nhiều bệnh (Phan Thị Hồng Thúy, 2009; Phan Thị Hồng Thúy và Ctc, 2010; Hiệp Kỳ Dương, 2010; Nguyễn Khiết Tâm, 2010; Trần Thị Thu Thủy và ctv, 2014; Trần Thị Thu Thủy và ctv, 2015; Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Phước, 2015).

Thứ năm, 26-11-2015 | 12:37:14

Từ năm 2020, thế giới cần 500 triệu tấn gạo cho mỗi năm, để đạt được vấn đề này thì nhu cầu sản xuất phải đạt trung bình 5 tấn/ha. Mối đe dọa đối với người nông dân là sự thất thoát năng suất gây ra bởi các dịch hại (S. Zeigler, 2011). Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và nông dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Việt Nam lo sợ nhất là rầy nâu Nilaparvata lugens Stal.

Thứ bảy, 21-11-2015 | 13:26:18

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea Sacc. gây ra là một trong những dịch hại quan trọng hầu hết các vùng trồng lúa trên thế giới và ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn do ảnh hưởng của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. để định hướng quản lý bền vững bệnh đạo ôn cho vùng ĐBSCL, Viện Lúa đã triển khai nghiên cứu xác định độc tính nguồn nấm gây bệnh và các biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả.

Thứ sáu, 11-09-2015 | 09:08:12

Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một phần của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 696.949 ha, trong đó đất phèn chiếm diện tích lớn nhất 273.659 ha (39,27%) (Phan Liêu và ctv., 1998). Đất phèn được phân ra thành đất phèn nặng, trung bình, và phèn nhẹ. Điều này đã tạo ra những “tiểu vùng sinh thái” khác nhau trong Đồng Tháp Mười, tác động trực tiếp đến sản xuất lúa ở mỗi vùng.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD