Phân đạm có màng bọc chống mất đạm là biện pháp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng, cũng như giảm chi phí sản xuất. Nghiên cứu này được tiến hành trên giống ngô NK6654 và giống cỏ voi VA06 nhằm đánh giá hiệu quả của loại màng bọc chống mất đạm mới trên điều kiện thực tế ngoài đồng ruộng. Năm công thức phân bón đã được áp dụng và đánh giá.
Azotobacter chroococcum là vi khuẩn có khả năng cố định nitơ được sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh vật. Nhằm tối ưu một số thành phần môi trường nuôi cấy Azotobacter chroococcum VACC 86, công trình nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm các biến ảnh hưởng theo phương pháp hàm mong đợi và sử dụng công cụ hỗ trợ tối ưu là phần mềm Design Expert Version 12.0.3.0.
Thí nghiệm được tiến hành trên hai vùng đất phù sa không bồi canh tác bắp lai là Tam Bình - Vĩnh Long và An Phú - An Giang nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ, than sinh học (biochar) đến đặc tính nước trong đất, sự sinh trưởng và năng suất bắp lai. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 4 lần lặp lại.
Nghiên cứu đã phân lập và nhận diện được 55 dòng vi khuẩn qua các đặc điểm hình thái và sinh hóa từ 20 mẫu đất thu ở Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Kết hợp kỹ thuật ly trích với hệ dung môi methanol: chloroform (1 : 2 v/v) và quang phổ hấp thụ ở bước sóng 400 - 600 nm đã phát hiện tất các dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng sinh carotenoid.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng than sinh học từ vỏ quả cà phê bón cho cây cà phê. Kết quả cho thấy khi sử dụng than sinh học với lượng từ 0,5 - 1,0 tấn/ha thay thế 25% lượng phân NPK có thể làm tăng tỷ lệ đậu quả từ 2,24 - 8,85%, tăng khối lượng quả từ 0,11 - 1,07% và tăng năng suất quả tươi từ 5,3 - 8,9%. Bên cạnh đó, sử dụng than sinh học còn có thể điều chỉnh độ ẩm đất tăng từ 5,33 - 7,02%, hàm lượng P2O5 tăng từ 21,80 - 42,8%, dung tích trao đổi cation tăng từ 66,26% - 66,70% so với đối chứng; qua đó cho thấy vai trò của than sinh học trong việc giữ ẩm đất, làm tăng độ phì tiềm tàng và cải thiện dinh dưỡng cho đất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng với 9 nhóm đất, 27 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 46,20% và 33,50% diện tích điều tra. Độ phì nhiêu của đất được xác định trên cơ sở kế thừa bản đồ đất các tỉnh và kết quả phân tích 582 mẫu đất theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN); chồng xếp các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về chỉ tiêu lý tính, hóa tính của đất (thành phần cơ giới đất, dung trọng, độ chua, dung tích hấp thu), hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nitơ tổng số, phốt pho tổng số, kali tổng số, , tổng số muối tan và lưu huỳnh tổng số).
Canh tác hữu cơ đã trở thành một vấn đề rất quan trọng cho nền nông nghiệp phát triển bền vững bằng cách cải thiện điều kiện đất đai, sử dụng các loại phân bón hữu cơ chất lượng cao. Nguồn nguyên liệu cho loại phân bón hữu cơ này có nhiều nguồn gốc khác nhau từ phân súc vật, dư thừa thực vật sau khi chế biến, rác thải, dư thừa thực vật sau mùa vụ thu hoạch và bùn chất thải sinh hoạt...
Glyphosate là thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến trên thế giới do chi phí thấp và hiệu quả cao. Việc sử dụng glyphosate đã tăng gần 15 lần kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 1996 (Benbrook, 2016). Glyphosate ức chế 5-enolpyruvylshikimate-3-phosphate synthase (EPSPS), một loại enzyme tham gia trong chu trình shikimate tổng hợp axit amin được sử dụng bởi nhiều vi khuẩn trong đất (Helander et al., 2012; MC Zabaloy et al., 2008), điều này làm người ta lo ngại rằng glyphosate có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của vi sinh vật trong đất (Rose et al., 2016).
Bài báo trình bày thực trạng sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh và đề xuất định hướng phát triển công nghệ vi sinh vật (VSV) trong nông nghiệp tại Việt Nam. Các ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp Việt Nam như: i) Phân giải các hợp chất hữu cơ; ii) Phân giải lân; iii) phân giải kali; iv) Phân giải protein, lipit, tinh bột,…; v) Sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật; vi) Cố định nitơ tự do; vii) Đối kháng bệnh thực vật; viii) Sinh polysacharit; ix) Vi sinh vật khử mùi hôi,…
Nghiên cứu nhân nuôi cộng đồng nấm rễ (Arbuscular mycorrhizal) bản địa trên cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trong nhà lưới. Kết quả nhân nuôi ở thời điểm 30 ngày cho thấy ký chủ cây bắp và giá thể đất, cát, than bùn với tỉ lệ 1 : 1 : 1 là môi trường nhân nuôi cộng đồng nấm rễ đạt số lượng bào tử cao nhất (371 bào tử/50 g giá thể) và tỷ lệ bào tử xâm nhiễm nội sinh bên trong rễ bắp là 91%/1 g rễ cao hơn rất nhiều so với ký chủ cây cao lương và giá thể đất, cát với tỉ lệ 1 : 1, với số lượng bào tử (306 bào tử/50 g giá thể) và tỷ lệ bào tử xâm nhiễm nội sinh bên trong rễ cây cao lương là 77%/1 g rễ.