Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 47 | |
Số lượt truy cập : 34809429 | |
Giống Ngô lai đơn VN112
Thứ ba, 08-11-2011 | 14:30:48
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
La Đức Vực, Phạm Văn Ngọc, Trần Văn Sỹ và các cộng sự 1. Nguồn gốc Giống ngô lai đơn VN112 đã được lai tạo và tuyển chọn trên cơ sở của 25 thí nghiệm khảo sát, khảo nghiệm cơ bản, và 54 điểm khảo nghiệm sản xuất và 348 ha trình diễn trên ruộng nông dân tại các tỉnh: Đồng Nai, ĐăkLăk, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Định. Giống được công nhận sản xuất thử theo quyết định số 250/QĐ-TT-CLT ngày 24 tháng 12 năm 2007. 2. Những đặc điểm chính · Năng suất đạt trung bình từ 6,4 -8,8 tấn/ha; hạt dạng đá, màu vàng cam đẹp · Thời gian sinh trưởng từ 88-92 ngày ở Đông Nam Bộ, từ 95-97 ngày ở Tây Nguyên · Khả năng sinh trưởng nhanh, cứng cây, ít đổ ngã · Dạng hình cây khá đẹp, bộ lá gọn, xanh lâu tàn · Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá và bệnh khô vằn · Trái to, đều, tỷ lệ hạt/trái 76-78%
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật. Giống ngô lai VN112 trồng được cả 3 vụ trong năm, tại các tỉnh phía Nam. Mật độ trồng thích hợp 57-71 ngàn cây/ha (50 x 30 cm hay 60 x 25 cm). Lượng phân bón cho 1 ha : Phân chuồng 5 – 10 tấn/ha; phân vô cơ: 180 N-80 P2O5-100 K2O hoặc 210 N-80 P2O5-100 K2O. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + ¼ lượng đạm. Bón thúc lần 1: khi được 1-15 ngày sau gieo: bón ¼ N + 1/3 K2O. Bón thúc lần 2: lúc 25-30 ngày sau gieo: bón ¼ N + 1/3 K2O. Bón thúc lần 3 lúc 40-45 ngày sau gieo: bón ¼ N và 1/3 K2O còn lại. 4. Điển hình đã áp dụng thành công Giống VN112 đã được áp dụng thành công tại Đức Trọng (Lâm Đồng); CưM’gar, EaSup, EaKar (ĐăkLăk); Tân phú, Định Quán, Thống Nhất, Trang Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai) Tánh Linh, Đức Linh (Bình Thuận), Hoài Nhơn (Bình Định). |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 5561 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|