Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  10
 Số lượt truy cập :  33249989
Một số giống mía triển vọng mới nhập nội
Thứ ba, 08-11-2011 | 10:22:16

TS. Cao Anh Đương

Trong năm 2010, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường đã tiến hành nhập nội và đang tiến hành sơ tuyển một số giống mía mới của Thái Lan.

Kết quả sơ tuyển bước đầu cho thấy có 5/6 giống có nhiều triển vọng gồm: K99-72, K99-75, K99-82, Khonkaen 3 và Kps01-25. Đây đều là những giống mía có khối lượng cây trung bình khá cao (2,5 – 3,3 kg/cây), tiềm năng cho năng suất mía trung bình rất cao (từ 100-140 tấn/ha), chữ đường bình quân khá (11-13 CCS), có khả năng phù hợp với thị hiếu và điều kiện canh tác mía ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Riêng giống K2000-89 cần tiếp tục theo dõi, đánh giá thêm ở các vùng khác. Sau đây là lý lịch của các giống mía triển vọng này.

1. Giống mía K99-72

- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 1999, nhập nội về Việt Nam từ 2007, chính thức từ 12/2010.

- Bố mẹ: K84-200 x E-Hieu.

- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường cao, đạt từ 13-14 CCS (trung bình 13,72 CCS). Năng suất mía cao, trung bình đạt từ 75-93,75 tấn/ha trong điều kiện không tưới chỉ sử dụng nước mưa và đạt từ 112,5-125 tấn/ha trong điều kiện có tưới. Đường kính thân trung bình 2,8-3 cm, chiều cao cây trung bình. Mật độ cây khá cao 6-7 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh tốt, tốc độ tăng trưởng hơi chậm ở giai đoạn đầu. Ít trổ cờ, chống đổ ngã tốt. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ. Kháng sâu đục thân tốt. Chín trung bình (11-13 tháng). Thích hợp với chân đất cát pha và đất sét.

2. Giống mía K99-75

- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 1999, nhập nội về Việt Nam từ 9/2010.

- Bố mẹ: K84-200 x đa giao.

- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường khá, đạt từ 11-12 CCS. Năng suất mía rất cao, trung bình đạt từ 100-130 tấn/ha. Đường kính thân trung bình 2,5- 3 cm, chiều cao cây trung bình, mật độ cây cao 6-8 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh. Không trổ cờ, chống đổ ngã trung bình. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ, hơi mẫn cảm với rầy đầu vàng, kháng sâu đục thân tốt. Chín trung bình sớm (11-12 tháng). Thích hợp với chân đất ruộng thoát nước tốt hoặc đất cao đủ ấm.

3. Giống mía K99-82

- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 1999, nhập nội về Việt Nam từ 9/2010.

- Bố mẹ: K84-200 x đa giao

- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường khá, đạt từ 11-13 CCS. Năng suất mía rất cao, trung bình đạt từ 110 – 130 tấn/ha. Đường kính thân to 2,8- 3,3 cm, chiều cao cây cao, mật độ cây khá 5-7 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh trung bình, tốc độ tăng trưởng hơi chậm ở giai đoạn đầu. Ít trổ cờ, chống đổ ngã trung bình. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ, ít mẫn cảm rầy đầu vàng, kháng sâu đục thân tốt. Chín trung bình sớm (11-12 tháng). Thích hợp với chân đất thấp.

4. Giống mía K2000-89

- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 2000, nhập nội chính thức về Việt Nam từ tháng 12/2010.

- Bố mẹ: K84-200 x K83-74.

- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường cao, đạt từ 12-13 CCS. Năng suất mía cao, đạt trung bình từ 93,75 – 106,25 tấn/ha trong điều kiện không tưới (chỉ sử dụng nước mưa) và đạt từ 112,5-137,5 tấn/ha trong điều kiện có tưới. Đường kính thân to 3-3,5 cm. Ít trổ cờ, hơi đổ ngã. Sức đẻ nhánh khá 5-6 cây/bụi, tốc độ tăng trưởng khá. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ, sâu đục thân và bọ phấn trắng (white fly). Chín trung bình (12 tháng). Thích hợp với chân đất sét pha cát, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt.

5. Giống mía Kps01-25

- Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống mía Kampheng Saen, thuộc Trường Đại học Kasertsat lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 2001, nhập nội chính thức về Việt Nam từ tháng 12/2010.

- Bố mẹ: KPS94-13 x U thong 3

- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường rất cao, đạt từ 13-15 CCS. Năng suất mía cao, trung bình đạt từ 112,5-125 tấn/ha. Đường kính thân to 3-4 cm. Sức đẻ nhánh cao 6-7 cây/bụi, tốc độ tăng trưởng khá. Ít trổ cờ chỉ thấy ở một số vùng, ít đổ ngã. Kháng trung bình đối với bệnh thối đỏ. Chín trung bình sớm (10-12 tháng). Thích hợp với nhiều chân đất như sét pha cát, đất cát và sét.

6. Giống mía Khonkaen 3

- Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Suphanburi lai tạo và được Trường Đại học Khonkaen tuyển chọn, nhập nội chính thức về Việt Nam từ tháng 12/2010.

- Bố mẹ: 85-2-352 x K84-200

- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường rất cao, đạt từ 13-15 CCS. Năng suất mía cao, trung bình đạt từ 106,25-112,5 tấn/ha. Đường kính thân trung bình 2,74 cm, tốc độ tăng trưởng hơi chậm ở giai đoạn đầu. Sức đẻ nhá tốt 6-7 cây/bụi. Không trổ cờ, chống đổ ngã tốt, lưu gốc tốt. Thích hợp với chân đất cát giàu mùn.

(Nguồn Báo NN)

 

Trở lại      In      Số lần xem: 4773

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hội thảo đánh giá bộ giống Lúa triển vọng tại Xã Mỹ Quý – Huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp ( Thứ ba, 08/11/2011 )
  • Hội thảo “Ứng dụng công nghệ sinh sản trên bò sữa ở Việt Nam” ( Thứ ba, 08/11/2011 )
  • Mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn an tòan sinh học ( Thứ ba, 08/11/2011 )
  • Tìm cơ hội hợp tác nghiên cứu phát triển giống rau ( Thứ ba, 08/11/2011 )
  • Hội thảo đánh giá giống lúa vụ Đông Xuân 2011-2012 ( Thứ tư, 07/03/2012 )
  • Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam: Tập huấn quy trình canh tác cây mè cho nông dân Bình Thủy ( Thứ hai, 05/03/2012 )
  • Khảo nghiệm nhiều giống hoa đạt hiệu quả cao ( Thứ sáu, 25/05/2012 )
  • Hội thảo khoa học "Đặc điểm, nguồn gốc gà Tàu Long An" ( Thứ bảy, 21/07/2012 )
  • HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOAI TÂY VỚI ĐÀI LOAN ( Thứ ba, 14/08/2012 )
  • Cây đay - Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu đay sản xuất bột giấy ở Đồng Tháp Mười ( Thứ ba, 18/09/2012 )
  • HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CA CAO ( Thứ tư, 19/09/2012 )
  • An Giang: Chọn tạo giống mè đen có năng suất và chất lượng cao ( Thứ năm, 13/12/2012 )
  • Hội Thảo đầu bờ Giống lúa chịu phèn vùng Đồng Tháp Mười ( Thứ tư, 06/03/2013 )
  • Thứ trưởng Trần Việt Thanh thăm Trung tâm Hưng Lộc ngày 12/03/2013 ( Thứ bảy, 16/03/2013 )
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mô Dăm Bích thăm và làm việc với Trung tâm NC cây Điều ( Thứ bảy, 16/03/2013 )
  • Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đất lúa ở ĐBSCL ( Thứ năm, 21/03/2013 )
  • Hội nghị khoa học trẻ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam năm 2013 ( Thứ ba, 08/04/2014 )
  • Hội thảo đánh giá giống Lúa Chịu Phèn ( Thứ ba, 07/05/2013 )
  • Kết quả tuyển chọn giống sắn triển vọng tại Đồng Nai, Tây Ninh, Kon Tum năm: 2012-2013 ( Thứ tư, 31/07/2013 )
  • Hội Thảo đánh giá giống Lúa ĐTM 126 ( Thứ năm, 15/08/2013 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD