Cây điều là loài thực vật được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ và Nigeria. Thuật ngữ tiếng Anh đã mượn từ chữ Bồ Đào Nha “caju” để gọi cây điều. Nó lại xuất phát từ thổ ngữ người da đỏ Tupian là acajú, có nghĩa là hạt nhân điều tự sản sinh ra.
Cây điều có thể trồng bằng hạt hay bằng cây ghép. Với những thành tựu của nghiên cứu chọn tạo giống và quy trình canh tác cây điều gần đây, cây điều ghép ngày càng được trồng phổ biến do sinh trưởng khỏe, đồng đều, ra hoa sớm và cho năng suất cao ổn định, chất lượng tốt. Tài liệu này áp dụng chủ yếu cho cây điều cho cây điều ghép.
Bệnh do nấm Corticium salmonicolor còn gọi là nấm hồng gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Nấm thường tấn công vào các cành gây khô dần từ ngọn trở xuống. Lá trên cành bị bệnh vàng và rụng dần cùng với hiện tượng khô cành. Lúc đầu các đốm bệnh xuất hiện trên vỏ có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Bệnh thường tấn công vào vỏ chỗ phân cành. Bào tử lan dần xuống gốc theo nước chảy.
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporoides gây ra. Các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, cành hoa và trái. Nếu bệnh nặng có thể thấy nhựa tiết ra trên vết bệnh, cành có thể bị khô và chết dần. Hạt và trái non bị nhiễm nặng có thể bị nhăn lại, khô đen hay rụng non.
Xén tóc nâu là loại sâu phá đục thân và rễ rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời cây có thể chết. Sâu trưởng thành có tập tính đẻ trứng vào vỏ gốc cây từ 1m trở xuống mặt đất. Ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các đường hầm có nhiều ngõ ngách trong gỗ.
Bọ phấn đầu dài là loài sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu trưởng thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng. Mỗi chồi non thường bị đục từ 8 đến 10 lỗ nhưng chỉ có 1 2 trứng được đẻ vào lỗ thứ 8 kể từ ngọn xuống. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lỏi chồi non để ẩn náu.
Bọ xít muỗi là loại sâu chích hút nguy hiểm nhất đối với cây Ðiều. Từ giai đoạn ấu trùng cho đến lúc trưởng thành bọ xít muỗi dùng vòi chích vào các mô non để hút nhựa trên lá non, chồi non, cành hoa và trái non làm cho cây điều bị khô chồi non, rụng lá, khô bông và rụng trái non.
Thời kỳ khai thác của vườn điều ghép đựợc tính từ năm thứ 3 trở đi. Giai đoạn này cây thường phát 1-2 đợt lá mỗi năm. Lượng phân bón cho Ðiều thường được chia ra làm hai đợt. Liều lượng khuyến cáo trình bày ở Bảng 2. Khi vườn Ðiều chưa khép tán, nên bón phân theo hình vành khăn xung quanh mép tán.
Thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn điều ghép thường kéo dài khoảng 2 năm kể từ khi trồng tùy theo điều kiện đất đai và chăm sóc. Ở giai đoạn này cây cần được bón phân nhiều đợt (3-5 đợt/năm) với liều lượng ít vào lúc cây đã hoàn thành đợt lá trước và chuẩn bị phát đợt lá tiếp theo.