Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33248241
Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc đen lá hại cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) vụ mưa tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (ThS. Chu Trung Kiên – Email: Kien.ct@iasvn.org)
Thứ ba, 17-04-2012 | 07:59:17

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc đen lá hại cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) vụ mưa tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang” được tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Chợ Gạo từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2009. Đề tài đã thực hiện (i) điều tra mức độ phổ biến và diễn biến bệnh mốc đen lá cà chua vụ mưa, (ii) khảo sát đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh học của nấm P. fuligena, và (iii) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh mốc đen lá cà chua.

Bệnh mốc đen lá cà chua phổ biến ở tất cả các ruộng trồng cà chua được điều tra tại xã Bình Ninh, xã Bình Phục Nhứt và xã Hòa Định với tỷ lệ lá bệnh từ 21,60 - 49,65 % và chỉ số bệnh từ 13,90 - 40,79 % tại thời điểm cây cà chua được 65 - 70 ngày sau trồng. Bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây cà chua được 27 - 30 ngày sau trồng và phát triển chậm đến giai đoạn cây cà chua được 50 ngày sau trồng, sau đó bệnh phát triển rất nhanh cho đến cuối vụ.

Bào tử không nảy mầm ở nhiệt độ ở 100C và 360C sau 10 giờ. Trong nước tự do, tỷ lệ bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ở 280C là 95% và chiều dài ống mầm bào tử 8,73μm sau 4 giờ. Bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ở ẩm độ ≥ 84,5%, có 19,16% bào tử nảy mầm ở ẩm độ 93,5% sau 4 giờ và 11,85% bào tử nảy mầm ở ẩm độ 84,5% sau 10 giờ, bào tử không nảy mầm ở độ ẩm 80% sau 10 giờ.

Nồng độ ức chế 50% bào tử nấm P. fuligena nảy mầm của thuốc trừ nấm Daconil 75WP là 31,01mg ai/l, Trineb 80WP là 36,43mg ai/l, Dithane M-45 80WP là 38,84mg ai/l và Antracol zinc là 393,18mg ai/l.

Nghiệm thức phun Olicide 9DD kết hợp với Trineb 80WP có hiệu quả phòng trừ bệnh mốc đen lá là 77,66% và 54,38% ở thời điểm cây cà chua được 37 và 80 ngày sau trồng, năng suất cà chua tăng 100% và lợi nhuận tăng 91,26 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Trồng cà chua áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá giảm được 2 lần phun thuốc trừ nấm hóa học, 70 kg N/ha/vụ và 200 kg P2O5/ha/vụ nhưng không làm giảm năng suất cà chua so với ruộng được trồng theo kinh nghiệm của nông dân.

Trở lại      In      Số lần xem: 12636

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD