Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  47
 Số lượt truy cập :  33836889
Quản lý cây sắn thông qua các triệu chứng thiếu dinh dưỡng
Thứ tư, 18-06-2014 | 10:22:24

+ Thiếu N: Thiếu N không phổ biến như các cây trồng khác, nhưng có thể tìm thấy trên đất cát hoặc vùng đất chua nhiều. Thiếu N thường thấy lúc sắn 1-2 tháng tuổi khi dinh dưỡng trong hom đã can, hay thiếu N rõ thấy lúc sắn 4-5 tháng tuổi, lúc sắn bước vào đầu thời kỳ phát triển mạnh thân lá. Hiện tượng thiếu N: Thân lá nhỏ và có màu vàng nhạt, cây thấp bé và it rễ củ. Nhiều giống không phân cành. Nên cần cung cấp N vào lúc sắn 1-2 tháng và 4 tháng tuổi.

 

+ Thiếu P: Thiếu P là rất phổ biến ở sắn trên đất oxisols và ultisols. Thiếu P lá phía dưới có màu vàng và hơi cong gập lên phía trên, thân thấp hơn so với cây đủ lân, lá trên ngọn có màu xanh dậm khác thường, gân lá màu hơi tím. Ở nước ta, hiện tượng thiếu lân thấy rõ trên đất đồi chua có nhiều sim, mua. Bón vôi kết hợp khi bón lân, thi hiệu quả sử dụng lân mới cao.

 

+ Thiếu K: Chiều cao cây thấp, thân sắn mảnh, cuống ngắn và lá nhỏ. Trong trường hợp thiếu trầm trọng, ở lá phía dưới quăn gập lại và có màu nâu đỏ cả lá hay 1/2 lá, có hiện tượng này từ đầu mút lá trước, lá hơi rủ xuống, một số cuống lá gập khúc lại. Thiếu K thường xẩy ra trên đất cát, vùng đất đồi trọc dốc mạnh., cần bón KCl nhiều cho sắn (150-200 kg/ha). Nhưng chú ý: Bón K bón ở một lần bón quá cao sẽ dẫn đến thiếu N, Mg. Tuy nhiên Cl nhiều sẽ làm giảm hút S của sắn. Nên nếu đất thiếu S: Bón K2SO4 hoặc bón KCl cần kết hợp bón S.

 

+ Thiếu Ca: Xuất hiệu trên lá non, lá rủ xuồng và bị vết cháy vàng khô ở đầu mút lá trước, rễ ít và phát triển rất kém. Thiếu ca thường xẩy ra trên đất cát, đất có hàm lượng Al trao đổi cao. Bón vôi khi pH < 4,5, hoặc bón CaSO4.

 

+ Thiếu S: Xuất hiện ở cả lá non, giữa và lá dưới. Thiều S thường xẩy ra khi bón quá nhiều KCl. Hiện tượng gần giống như thiếu N, nhưng có màu vàng hơi tím ở các lá với vị trí trên thân. => Bón Sulphur: 10-20 kg S/ha hoặc Amomonium Sulphate...

 

+ Thiếu Zn: Là rât phổ biến ở sắn vào các giai đoạn sinh trưởng đầu. Trên lá sắn thiếu Zn: Có nốt chấm nhỏ màu hơi trằng hoặc vàng ở thịt lá, các nốt này nhiều. Lá non hơi bị quăn gập lên trên, đầu lá cong lại, lá duới bị nặng tông gần giống hiện tượng ngộ độc Bo. Bón vôi quá nhiều trên đất chua thường hay dẫn đến thiếu Zn, do đó can bón vôi kết hợp bón thêm Sulphat kẽm. Thiếu Zn phổ biến nhất trên đất kiềm, vì trên đất pH cao làm giảm Zn dễ tiêu, hoặc trên đất chua cũng xẩy ra thiếu Zn. Bón 10-20 kg Zn nguyên chất/ha cho sắn, như Sulphat kẽm.

 

+ Thiếu Cu: Thiếu Cu là không phổ biến, nhưng nếu bị thiếu làm giảm năng suất rõ rệt. Tiếu Cu, những lá non có nàu xanh vàng và gập quăn lại, khô ở đầu lá. Phần giữa lá sát cuống có màu trắng bạc, bị nặng đỉnh ngọn có thể bị chết quắt lại. Sinh truởng của rễ bị ảnh hưởng lớn. Thiếu Cu dễ tiêu thường thấy trên đất pH cao, đất có hàm hượng chất hữu cơ cao, có thể xẩy ra cả trên đất cát: Bón 2,5-3,5 kg Cu/ha, như Copper sulphate (CuSO4).

 

+ Thiếu Fe: Xuất hiện trên lá non, gần giống như thiếu N. Khởi đầu, phiến và cuống lá chuyển màu xanh -> vàng -> vàng trắng, khô đều cả lá. Trong đất quá nhiều Zn và Cu, mức độ độc của 2 nguyên tố này cao sẽ làm thiếu Fe. Sắn là cây chịu được đất thiếu sắt hơn là ngô và lúa. Thiếu Fe chủ yếu trên đất cát chua mặn, hoặc do bón P quá nhiều.: Phun 1-2 % ferrous sulphate hay ngâm hom sắn trong dung dịch 5% ferrous sulphate, ngâm 15 phút trước lúc trồng.

 

+ Thiếu Mn: Phổ biến xuất hiện trên lá non, một số lá có thịt la có màu vàng, gân màu xanh tía, chiều cao và diện tích lá giảm. Tuy nhiên có thể thấy ở lá bất kỳ vị trí nào. Thiếu Mn thường xẩy ra trong điều kiện mưa lớn, trên đất kiềm, đất cát chua. Phun oxide hoặc sulphate manganese 0.1%, hay ngâm hom sắn trong dung dịch  5% sulphate manganese.

 

+ Thiếu Bo: Thiếu Bo ảnh hưởng điểm sinh trưởng ngọn thân và rễ, bị nặng có thể bị chết ở đầu mút rễ và diểm sinh trưởng. Thiếu Bo lá phía dưới có màu xanh den, lá nhỏ và cuống ngắn, lá non hơi quăn lại. Vùng đất thuộc vùng khí hậu lạnh  (to < 19OC) sẽ thiếu Bo dễ tiêu:Bón 1-2 kg B/ha, như bón loại Borax hoặc Sodium Borates, Pha dung dịch không quá 1% tránh ngô độc.

Trở lại      In      Số lần xem: 5059

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD