Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33221190
Thông báo, dự báo tài nguyên nước dưới đất tháng 06 năm 2019 vùng Nam Bộ
Thứ hai, 03-08-2020 | 10:30:32

Trong bản tin tài nguyên nước hàng tháng đánh giá biến động mực nước dưới đất tháng hiện thời so với tháng trước, cùng kỳ năm trước và 5 năm trước cho toàn vùng Nam Bộ và tại các tỉnh thành phố cho các tầng chứa nước chính Pleistocene (qp) và Pliocenen (n) như sau. Dưới đây là một số tóm tắt nội dung chính trong bản tin tháng 6.

 

Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)

 

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng là chính. Giá trị dâng cao nhất là 1,77m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011020) và giá trị hạ thấp nhất là 0,21m tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (Q808020).

 

Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 10,73m tại Phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Q409020M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,16m tại xã Truông Mít, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Q00102CM1).

 

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 tại các công trình quan trắc có hai xu thế dâng và hạ so với mực nước tháng 6.

 

Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)

 

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng. Giá trị dâng cao nhất là 1,54m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222230) và giá trị hạ thấp nhất là 0,59m tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (Q007030).

 

Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 31,68m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,39m tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Q014340).

 

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 tại các công trình quan trắc có xu thế dâng so với mực nước tháng 6.

 

Cảnh báo: Độ sâu mực nước trung bình 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh ở quận 12, phường Đông Hưng đạt 31,68m (Q019340) và phường Trung Mỹ Tây đạt 24,76m (Q011340) vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép của tầng chứa nước có áp. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác ở các nhà máy nước quanh khu vực này.

 

Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)

 

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng là chính. Giá trị dâng cao nhất là 1,39m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020) và giá trị hạ thấp nhất là 0,38m tại TT Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Q02304TM1).


Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 22,46m tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q017030M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,28m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020).

 

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 tại các công trình quan trắc có xu thế dâng so với mực nước tháng 6.

 

Cảnh báo: Độ sâu mực nước trung bình tháng 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh ở quận 12, phường Hiệp Thành đạt 22,46m (Q017030M1); Tại Đồng Nai ở huyện Nhơn Trạch, xã Hiệp Phước đạt 20,31m (Q039340M1) vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép của tầng chứa nước có áp. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác ở các nhà máy nước quanh khu vực này.

 

Tầng chứa nước Pliocene trung (n22)   

 

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng là chính. Giá trị dâng cao nhất là 1,44m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040040M1) và giá trị hạ thấp nhất là 0,11m tại TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An (Q02204Z).

 

Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 26,27m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011040). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 2,70m tại phường 1, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (22104Z).

 

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 tại các công trình quan trắc có xu thế dâng chiếm so với mực nước tháng 6.

 

Cảnh báo: Độ sâu mực nước trung bình tháng 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh ở quận 12, phường Trung Mỹ Tây đạt 26,27m (Q011040) và ở huyện Bình Chánh, xã Lê Minh Xuân đạt 20,35m (Q808040). Tại Đồng Tháp ở huyện Lai Vung, xã Hòa Long đạt 15,45m (Q206030M1) vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép của tầng chứa nước có áp. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác ở các nhà máy nước quanh khu vực này.

 

Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21)

 

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế không rõ ràng Giá trị hạ thấp nhất là 1,10m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (Q605060) và giá trị dâng cao nhất là 0,41m tại phường 7, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Q59704TM1).


Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 23,27m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (Q604060). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 5,59m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222040).

 

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 tại các công trình quan trắc có xu thế không rõ ràng so với mực nước tháng 6.

 

Cảnh báo: Độ sâu mực nước trung bình tháng 6 tại Long An ở huyện Thủ Thừa, xã Nhị Thành đạt 23,55m (Q604060). Tại Đồng Tháp ở huyện Lai Vung, xã Hòa Long đạt 15,70m (Q206040M1) vượt quá 50% mực nước hạ thấp cho phép của tầng chứa nước có áp. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác ở các nhà máy nước quanh khu vực này.

 

Xem chi tiết tại đây

Theo Nawapi

Trở lại      In      Số lần xem: 686

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD