Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  29
 Số lượt truy cập :  33266401
Thông báo, dự báo tài nguyên nước dưới đất tháng 6 năm 2018 vùng Nam Bộ
Thứ hai, 03-08-2020 | 10:23:11

Vùng Nam Bộ có 5 tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2017 và các tháng đầu năm 2018, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 7 và 8 năm 2018. Kết quả được thể hiện như sau:

 

I.1. Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)


Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 34/41 công trình mực nước dâng và 7/41 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,59m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011020).

 

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2018 có xu hướng dâng so với mực nước thực đo tháng 6/2018, có 22/41 công trình mực nước dâng, 10/41 công trình mực nước hạ và 9/41 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,50m đến 2,00m tập trung ở huyện Củ Chi, quận 12 - TP Hồ Chí Minh; huyện Gò Dầu, Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh. Mực nước hạ từ 0,25m đến 0,50m tập trung ở huyện Dương Minh Châu - tỉnh Tây Ninh.

 

I.2. Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)


Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 18/23 công trình mực nước dâng, 1/23 công trình mực nước hạ và 4/23 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 2,33m tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (Q003340) và có một công trình có mực nước hạ với giá trị là 0,14m tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh (Q822030M1).

 

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2018 có xu hướng dâng so với mực nước thực đo tháng 6/2018, có 18/23 công trình mực nước dâng và 5/23 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 1,50m đến 2,00m tập trung ở huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh; huyện Bến Cầu - tỉnh Tây Ninh.

 

I.3. Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)


Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 14/21 công trình mực nước dâng, 1/21 công trình mực nước hạ và 6/21 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,02m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020) và giá trị hạ thấp nhất là 0,07m tại TT Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An (Q027030).

 

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2018 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 6/2018, có 14/21 công trình mực nước dâng, 2/21 công trình mực nước hạ và 5/21 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,50m đến 1,00m tập trung ở huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai. Mực nước hạ từ 0,05m đến 0,25m tập trung ở huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh; huyện Bến Lục - tỉnh Long An; huyện Măng Thít - tỉnh Vĩnh Long.

 

I.4. Tầng chứa nước Pliocene trung (n22)


Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng, có 16/24 công trình mực nước dâng, 4/24 công trình mực nước hạ và 4/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 1,28m tại xã Phước Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (Q22504Z) và giá trị hạ thấp nhất là 0,17m tại xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (Q22404Z).

 

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2018 có xu hướng dâng so với mực nước thực đo tháng 6/2018 (xem hình 20), có 16/24 công trình mực nước dâng và 8/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 1,00 đến 1,50m tập trung ở huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương.

 

I.5. Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21)


Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế hạ và dâng, có 6/20 công trình mực nước hạ, 6/20 công trình mực nước dâng và 7/20 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,23m tại xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (Q405050M1) và giá trị dâng cao nhất là 0,58m tại phường 7, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Q59704TM1).

 

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 7/2018 có xu hướng dâng so với mực nước thực đo tháng 6/2018 (xem hình 25), có 13/21 công trình mực nước dâng và 8/23 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 1,00m đến 1,50m tập trung ở huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh.

 

Xem chi tiết tại đây

Theo Nawapi

Trở lại      In      Số lần xem: 448

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD