Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  9
 Số lượt truy cập :  33250102
Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long
Thứ hai, 17-12-2012 | 10:42:12

 

Lê Văn Gia Nhỏ1, Lê Nhị bảo Ngọc2,  Nguyễn Văn An[1],

 

TÓM TẮT

 

Nghiên cứu được thực hiện tại Sóc trăng, Bạc Liêu và Cà Mau từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011. Các tác nhân được điều tra khảo sát gồm 261 hộ nuôi tôm sú, 6 hộ thu gom, đại lý và 5 nhà máy chế biến xuất khẩu bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn. Cách tiếp cận được áp dụng trong nghiên cứu này là liên kết chuỗi giá trị (value Links) của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức). Hiệu quả sản xuất của nuôi tôm sú được tính trên hec-ta với các chỉ tiêu chi phí, lợi nhuận, thu nhập nông hộ, giá thành, hiệu quả đầu tư và phân tích kinh tế chuỗi giữa các tác nhân được tính trên một tấn tôm nguyên liệu đầu vào với các chỉ tiêu doanh thu, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, lãi gộp và lãi ròng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Năng suất nuôi tôm sú thâm canh (nuôi công nghiệp) năng suất bình quân chỉ đạt 2 tấn/ha. Giá thành bình quân chung là 85.000 đồng/kg tôm sú và lợi nhuận của người nuôi tôm sú đạt 73 triệu đồng/ha và chỉ có 69% số hộ nuôi tôm có lãi. Ngành hàng tôm sú mang lại lợi nhuận cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm sú với mức phân bổ lợi nhuận khá hợp lý. Trong đó, người nuôi tôm nhận 70-80%, thương lái 7%, đại lý thu mua 15-16%, công ty chế biến xuất khẩu 6-7% trong tổng lợi nhuận của ngành tôm sú. Phần lớn nông dân bán tôm qua thương lái/ đại lý và thương lái là đầu mối quan trọng trong kênh tiêu thụ tôm sú hiện nay.

 

Từ khóa: Tôm sú, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, hình thức nuôi.

_______________________

1Viện KHKTNN miền Nam

2Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 20, năm 2012, trang 71-77

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Lê Văn Gia Nhỏ  Email: nho.lvg@iasvn.org hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

ĐT: 08.38230963 – Email: thuvien@iasvn.org

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Trở lại      In      Số lần xem: 5093

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD