Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  32982404
“Đại gia” đầu tư vào nông nghiệp: những niềm hy vọng mới!
Chủ nhật, 09-12-2018 | 06:21:32

Điểm tích cực là hiện nay, các doanh nghiệp lớn dường như đã sẵn sàng cho một cuộc chơi chuyên nghiệp hơn với đích đến là hệ thống nông nghiệp công nghệ cao.

 

Vườn rau của tập đoàn Vingroup.

 

Dòng vốn chưa mặn mà với nông nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Còn theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì đầu tư FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,9% số dự án và chưa đến 1% số vốn FDI của cả nước, mặc dù các nhà đầu tư khá đa dạng - đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp ít mặn mà đầu tư vào nông nghiệp là lợi nhuận thấp, rủi ro cao, khó áp dụng khoa học kỹ thuật trong khi thị trường thì bấp bênh.

 

Điều dễ nhận thấy là quy mô của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nhỏ, thậm chí rất nhỏ (chiếm 92,3%), trong khi doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm 2,06% và doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 5,59%. Chính vì quy mô nhỏ, tài sản thế chấp giá trị thấp nên khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp rất khó khăn. Thiếu vốn sẽ dẫn đến không đủ nguồn lực đầu tư cho công nghệ, hiệu quả sản xuất theo đó cũng không cao.

 

Hiện ngành nông nghiệp đang được định hướng xuất khẩu và là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu trung bình 36-37 tỉ đô la Mỹ/năm và tiến đến mục tiêu 40 tỉ đô la Mỹ trong năm 2018. Để nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực này, Chính phủ đã và đang vào cuộc mạnh mẽ bằng các chính sách ưu đãi cho đầu tư vào nông nghiệp, đồng thời rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này để cắt giảm 40-50% thủ tục so với hiện nay.

Ông lớn cũng nhận “trái đắng”

Với tính chất rủi ro cao, phụ thuộc vào tình hình thời tiết cũng như cung - cầu trên thị trường, đầu tư vào nông nghiệp cần sự tìm hiểu kỹ lưỡng, tính toán căn cơ, cách thực hiện bài bản và cả sự kiên nhẫn.

Dù thiếu vốn đầu tư đang là bài toán nan giải với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nhưng khoảng năm năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tiên phong phải kể đến tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với định hướng trồng cao su và các loại cây ăn trái tại Lào và Campuchia. Vào thời điểm 2009-2012, việc nhanh chân rút khỏi lĩnh vực bất động sản và chuyển hướng sang một lĩnh vực đầy tiềm năng là nông nghiệp của HAGL đã nhận được không ít lời khen ngợi. Thế nhưng, bối cảnh thị trường không thuận lợi (giá cao su thế giới liên tục lao dốc) cùng áp lực nợ vay quá lớn do tham vọng mở rộng quy mô đã khiến HAGL lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí có thời điểm các chủ nợ phải liên tục cơ cấu lại nợ cho HAGL.

 

Hay như trường hợp Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương, với tham vọng lập nên đế chế thủy sản đã chọn lối tắt mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, chính việc M&A quá đà đã khiến doanh nghiệp này đối mặt với những thách thức về chi phí tài chính phình to và mất kiểm soát trong quản trị. Hoạt động thâu tóm giúp cho doanh nghiệp mở rộng về quy mô nhưng doanh thu, lợi nhuận ngày một teo tóp, thậm chí nợ vay đã vượt xa vốn chủ sở hữu. Mới đây, Hùng Vương đã phải chuyển nhượng “đứa con cưng” là Công ty cổ phần Chăn nuôi Việt Thắng cho Vingroup. Nếu như HAGL có cửa sáng hơn khi các trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư được gia hạn để giảm áp lực vay ngắn hạn, thì doanh nghiệp của “vua” cá tra Dương Ngọc Minh lại có cơ cấu cổ đông thiếu vắng nhà đầu tư ngoại, để có thể sử dụng đa dạng các phương thức tài chính.

Những niềm hy vọng mới

Quay trở lại với HAGL, doanh nghiệp này sau quãng thời gian dài chật vật với cây cao su mà chưa biết đến khi nào mới khởi sắc trở lại đã buộc phải đặt niềm tin vào hướng đi mới là các loại cây ăn trái. Năm 2016, các sản phẩm thanh long, chanh dây của HAGL đã được bán ra thị trường. Sau đó, có thêm chuối, xoài có mặt trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Theo báo cáo tài chính quí 4-2017 của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, sau khi trừ giá vốn bán hàng, công ty ghi nhận lợi nhuận gộp từ các loại trái cây như chuối, chanh dây, ớt... hơn 893 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp ước tính trên 54%. Mặc dù kết quả kinh doanh chung vẫn gặp nhiều khó khăn do chi phí lãi vay cao và khó khăn về dòng tiền nhưng tiềm năng của mảng cây ăn trái đang mang đến nhiều hy vọng cho HAGL, đặc biệt, sau cú bắt tay trị giá 1 tỉ đô la Mỹ với Thaco gần đây. 

 

Một đại gia khác cũng đầu tư vào nông nghiệp là Vingroup. Năm 2015, thương hiệu VinEco ra đời với vốn điều lệ để đầu tư 2.000 tỉ đồng, định hướng tập trung vào trồng trọt, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Sau ba năm, đến nay, VinEco đã xây dựng và phát triển 15 nông trường, có tổng diện tích sản xuất gần 3.000 héc ta, với nhiều phương pháp canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Trong quí 2-2018, doanh thu từ bán hàng nông nghiệp, dịch vụ tư vấn... của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng (công ty mẹ của VinEco) đã tăng gấp rưỡi, lên 217 tỉ đồng.

 

Từ năm 2016, tập đoàn Hòa Phát đã chính thức bước vào lĩnh vực nông nghiệp bằng dự án chăn nuôi heo, gà và thức ăn gia súc. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận của mảng nông nghiệp hiện mới đóng góp lần lượt là 6% và 1% trong kết quả kinh doanh của Hòa Phát năm 2017 nhưng điều đó cũng đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh (doanh thu đạt 3.073 tỉ đồng, tăng 70,7% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 47,4 tỉ đồng, tăng 70,5%).

 

Không đầu tư bài bản ngay từ đầu nhưng Công ty Chứng khoán SSI cũng đã bước chân vào lĩnh vực nông nghiệp sạch cách đây ba năm qua con đường M&A và đã thu được những kết quả khả quan. PAN Group là một trong các công ty nông nghiệp - thực phẩm có quy mô lớn cả nước với gần 20 công ty con và công ty liên kết như Bibica, Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương, Thực phẩm Sao Ta... Theo báo cáo thường niên của PAN, hiện tập đoàn có 150 nhà phân phối cùng 132.000 điểm bán hàng trên cả nước. Chín tháng đầu năm 2018, PAN ghi nhận doanh thu thuần 5.419 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2017. Trong đó, doanh thu từ mảng kinh doanh nông nghiệp (PAN Farm) và thực phẩm (PAN Food) đóng góp lần lượt là 3.986 tỉ đồng và 1.524 tỉ đồng, chiếm 72% và 28% cơ cấu. Sau chín tháng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của PAN đạt 323 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2017.

Sẵn sàng cho cuộc chơi chuyên nghiệp hơn

Với những gì diễn ra trong vòng năm năm qua, có thể nói việc rót vốn vào nông nghiệp của các doanh nghiệp đại gia như một cuộc “dò đường” tìm kiếm tăng trưởng, và thực tế đã chứng minh cuộc chơi này không hề đơn giản, với hàng loạt thất bại.

 

Tuy nhiên, dòng vốn hàng tỉ đô la Mỹ vẫn liên tục được các doanh nghiệp lớn rót vào lĩnh vực nông nghiệp và đây là tín hiệu rất đáng mừng đối với nền nông nghiệp của Việt Nam. Song cũng cần lưu ý, thực tế đã chứng minh, dù có tiềm năng rất lớn nhưng làm nông nghiệp không phải cứ có thật nhiều tiền và đầu tư theo phong trào là chắc thắng. Với tính chất rủi ro cao, phụ thuộc vào tình hình thời tiết cũng như cung - cầu trên thị trường, đầu tư vào nông nghiệp cần sự tìm hiểu kỹ lưỡng, tính toán căn cơ, cách thực hiện bài bản và cả sự kiên nhẫn.

 

Linh Trang - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1559

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD