Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33266341
Cà tím biến đổi gen có thể thay đổi nền nông nghiệp Ấn độ
Thứ năm, 02-10-2014 | 07:55:52

Trái cà tím bình thường có thể sắp sửa mở khóa cho một cuộc cách mạng lương thực khắp châu Á. Đó là cuộc cách mạng có thể tăng đáng kể sản lượng lương thực trong khi giảm tỉ lệ nông dân tử vong do xịt thuốc sâu.

 

Cà tím (Ảnh: : Vivek Prakash/Reuters)

 

Ở Ấn độ, nhiều người tin rằng chính phủ đang chuẩn bị dỡ bỏ việc tạm ngưng kéo 4 năm đối với thử nghiệm một dạng biến đổi gen của một trong những loài rau củ ưa thích nhất Nam Á mà có thể nhanh chóng thay thế các giống phi biến đổi gen. Kể từ khi Narendra Modi ủng hộ khoa học giành chiến thánh trong các cuộc bầu cử ở Ấn độ hồi tháng 5, Ủy ban phê chuẩn kỹ thuật di truyền của chính phủ (GEAC) đã được phục hồi hoạt động. Nếu cà tím được bật đèn xanh thì chúng có thể tham gia vào nhiều giống cây biến đổi gen được lựa chọn, bao gồm đu đủ và bí xanh vốn được trồng chủ yếu cho mục đích tiêu thụ của con người. Đậu nành và ngô đều nằm trong chuỗi thực phẩm của con người nhưng chúng chủ yếu trồng để phục vụ gia súc.

 

Cà tím biến đổi gen được đề cập được gọi là Bt brinjal và chứa một gen lấy từ một loài vi khuẩn đất phổ biến Bacillus thuringiensis. Gen này sản sinh một loại độc tố giết chết sâu hại chính của loài cây này, ấu trùng sâu bướm đục trái và chồi non và lần đầu tiên được xúc tiến bởi hãng cây giống khổng lồ Monsanto để bảo vệ cây bông khỏi sâu nang. Công ty đã đồng ý tặng miễn phí gen này cho cà brinjal.

 

Bangladesh đang dẫn đầu trong cuộc đua thương mại hóa Bt brinjal. Tháng 10, giống cây này sẽ trồng thử nghiệm toàn quốc và bán ra thị trường. Các nhà khoa học Ấn độ hi vọng sẽ sớm tiếp bước.

 

Một điểm thu hút đối với nông dân là họ được phép nhân giống Bt brinjal bằng hạt giống cây, một điều khác biệt đối với nhiều loài cây GM khác, đặc biệt là bông Bt, vốn thuộc sở hữu bởi các công ty công nghệ sinh học. “Bt brinjal đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ của thực phẩm GM”, C. Kameswara Rao, nhà thực vật học tại Quỹ nhận thức và giáo dục công nghệ sinh học ở Bangalore cho biết. “Nếu nó được triển khai các loại cây trồng GM khác có thể tiếp bước”.

 

Cây tiếp theo sẽ rời phòng thí nghiệm là khoai tây kháng bệnh tàn rụi muộn Bt chickpea, lúa miến chống hạn và “lúa vàng” vốn được nhắm mục tiêu chống thiếu hụt vitamin A.

 

Brinjal bhaji là một món phụ trên thực đơn của vô số cửa hàng Ấn độ trên toàn cầu nhưng ở châu Á, brinjal là cây lương thực chính được những nông dân nghèo canh tác. Chống sâu đục chồi non và đục trái đòi hỏi phải xịt thuốc trừ sâu đắt đỏ và  nguy hiểm. Bt brinjal hứa hẹn sẽ loại bỏ nhu cầu xịt thuốc chống sâu này mặc dù các loài thuốc trừ sâu khác vẫn cần đến.

 

Các thử nghiệm chỉ ra rằng gen Bt không gây hại đối với con người và động vật khi được ăn và không thể đe dọa các giống họ hàng brinjal hoang dã. Sự tham gia của gen này trong việc canh tác bông vải ở Ấn độ đã cho sản lượng tăng hơn gấp đôi.

 

Việc phát triển Bt brinjal bắt đầu từ năm 2003 nhờ một liên minh giữa các nhà khoa học Đại học Cornell ở Ithaca, New York, Monsanto và công ty công nghệ sinh học Ấn độ Mahyco và USAID. “Chúng tôi đã tìm kiếm các giống cây gặp các vấn đề mà không thể giải quyết bằng cách gây giống thông thường”, Kannan Vijayaraghavan, Chủ tịch của Sathguru, một công ty Ấn độ điều phối dự án cho biết. “Brinjal có nhu cầu hiển nhiên. Nó là loài cây sử dụng thuốc trừ sâu lớn thứ 2 sau bông vải và gen Bt xử lí được cả sâu nang trên bông vải và sâu đục chồi non và trái của cà tím”. Dự án đã bắt đầu ở Ấn độ, Bangladesh và Philippine.

 

Sự đối đầu

 

Nghiên cứu ở Ấn độ đã diễn ra suôn sẻ cho tới khi GEAC bao gồm các nhà khoa học quyết định năm 2009 trì hoãn quyết định cuối cùng về các thử nghiệm thực địa. Sau một loại các cuộc thăm dò công chúng, năm 2010 Bộ trưởng môi trường Ấn độ lúc đó là Jairam Ramesh ra quyết định tạm hoãn các cuộc thử nghiệm.

 

Thay vào đó, đã có một sự đối đầu. Các nhà khoa học GEAC cho hay thật vô đạo đức khi giết động vật trong các thử nghiệm mà không khám phá ra được điều gì mới. Ramesh đã từ chối kí biên bản các cuộc họp của GEAC, khiến ủy ban này trở nên vô hiệu hóa. Với việc toàn án tối cao đang xem xét một thỉnh cầu từ các nhà hoạt động để cấm toàn bộ các thử nghiệm GM thực tế, đã có sự đóng băng hoàn toàn việc trồng cây biến đổi gen bên ngoài phòng thí nghiệm.

 

Thủy triều chính trị nay đang đổi chiều. Kể từ khi Modi lên nắm quyền, GEAC đã được trở lại hoạt động và vào tháng 7 năm nay Ủy ban đã chấp thuận các thử nghiệm thực địa 15 giống cây GM, bao gồm các giống cà tím brinjal, dù không phải Bt brinjal. Nay chính phủ đang có kế hoạch thành lập một cơ quan quản lí mới. “Chúng tôi hi vọng cơ quan quản lí mới sẽ giải quyết được các mối bận tâm của công chúng, thuyết phục được tòa án tối cao rằng đã có một hệ thống quản lí phù hợp và giúp đưa sản phẩm của chúng tôi ra thị trường”, một nhà khoa học cấp cao hỗ trợ phát triển Bt brinjal xin dấu tên cho biết.

 

Nhưng việc đó có thể không hề đơn giản. Trong khi Modi là người theo chủ nghĩa tân thời ủng hộ khoa học thì phần lớn Đảng BJP của ông là những người theo chủ nghĩa truyền thống. Hồi tháng 7, một nhóm nông dân của BJP đã thuyết phục tân Bộ trưởng môi trường Prakash Javadekar áp đặt cái mà chung quy lại là một lệnh tạm hoãn đối với việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn.

 

Phần đa có thể lệ thuộc vào các sự kiện ở Bangladesh nơi những người hoạt động chống GM đạt được ít thành công hơn. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Một thử nghiệm Bt brinjal trên 20 nông trại năm nay đã trở thành một thảm họa PR. Mong muốn của một bộ trưởng bàn giao hạt giống theo tư cách cá nhân đã làm cây trồng phải gieo muộn, do đó, cây trồng bị vi khuẩn làm héo rũ vào mùa mưa.

 

Bệnh héo rũ đã tấn công Bt brinjal và các cây trồng không Bt đối chứng nhưng nông dân dận dữ đổ lỗi cho gen Bt. Vụ việc đã được các nhà hoạt động lợi dụng và họ cũng đồng thời phát tán tin đồn rằng rau trái Bt là một mối đe dọa sức khỏe.

 

Nếu mọi thứ trôi chảy hơn trong các thử nghiệm bắt đầu vào tháng 10, “chúng tôi kì vọng trong 2 hoặc 3 năm nữa Bt brinjal sẽ được trồng khắp Bangladesh”, Rafiqul Islam Mondal, Tổng Giám đốc của Viện nghiên cứu nông nghiệp Bangladesh cho biết. Điều tương tự cũng diễn ra tại Philippine nơi tòa án tối cao dự kiến xem xét lại lệnh cấm thực nghiệm Bt brinjal được áp đặt năm ngoái.

 

Phần lớn sự nghi ngờ về cây trồng biến đổi gen ở châu Á là e ngại về vai trò các tập đoàn nước hơn nỗi lo sợ về chính loại cây trồng này. Nhưng nghịch lí ở đây hơn bất kì nơi nào trên thế giới là chính các nhà khoa học công chúng đang nắm giữ trọng trách. “Cà tím, đậu, thân của và nhiều cây trồng khác mà chúng tôi nghiên cứu là dành cho những nông dân nghèo và là cây trông mà lĩnh vực tư nhân không mặn mà”, Vijayaraghavan nói. Sự đối lập này có nghĩa rằng chúng tối đã bỏ lỡ một cơ hội thực sự để đưa những loại cây trồng cải tiến đến tay nông dân.

 

Nhiều nhà khoa học cây trồng của Ấn độ đã tự nhận thấy một cuộc chiến chống lại những nhà hoạt động chống GM. Một cáo cáo hồi tháng 6 của Cục tình báo Ấn độ đã tấn công các tổ chức chiến dịch chống GM như Greenpeace và nhà hoạt động Vandana Shiva, tư vấn viên của hoàng tử Charles là phá hoại nền kinh tế quốc gia. Từ đó chính phủ đã cấm các nhà hoạt động sử dụng các quỹ nước ngoài cho các chiến dịch địa phương.

 

Những người khác thì đổ lỗi cho các nhà khoa học và công ty đã không giành được sự ủng hộ của công chúng.

 

Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu nghĩ cây trồng nội địa có thể thay đổi triển vọng lương thực ở Ấn độ, đất nước mà nạn suy dinh dưỡng đang hoành hành. C. Kameswara Rao cho hay công nghệ này có thể tăng sản lượng cây trồng lên 1/3 thông qua kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại và khả năng chống hạn tốt hơn.

 

“Tôi không thể để 100 triệu người bị đói nếu chúng ta có thể tạo được sự chuyển biến trong sản lượng cây trồng và dinh dưỡng với cây trồng biến đổi gen”, S.R. Rao nói.

 

Trong mắt công chúng

 

Những người phản đối Bt brinjal nhận thấy 3 mối đe dọa chính: đối với sức khỏe con người do ăn cây trồng biến gen; ô nhiễm di truyền của cây họ hàng hoang dã thông qua thụ phấn chéo; và như nhà hoạt động chống GM tiêu biểu của Ấn độ Vandana Shiva đã nêu “hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp đối với giống cây trồng”.

 

Các nhà khoa học bác bỏ 2 mối đe dọa đầu tiên. Nhiều đánh giá khác nhau đã tìm thấy rất ít chứng cứ về nguy cơ sức khỏe của cây trồng biến đổi gen. Và trong khi Nam Á là trung tâm di truyền của các giống họ hàng hoang dã của cà tím và ô nhiễm di truyền về lí thuyết có thể xảy ra thì tất cả các giống họ hàng hoang dã được thử nghiệm không tương thích sinh sản với Bt brinjal.

 

Về nguy cơ độc quyền của doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu Ấn độ nhấn mạnh cam kết nghiên cứu cộng đồng của họ về nhu cầu của nông dân phá vỡ điều này. Đó bao gồm sản xuất các giống không lai mà nông dân có thể sử dụng để tạo giống cho vụ kế tiếp.

 

Thách thức ở Ấn độ cũng như các nước phương Tây là truyền các thông điệp đó đến công chúng.

 

L.H - Dostdongnai, theo New Scientist.

Trở lại      In      Số lần xem: 4192

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD