Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33262680
Đến năm 2020, sản lượng đường Việt Nam ước đạt khoảng 2 triệu tấn
Thứ sáu, 27-05-2016 | 08:20:05

Thông tin trên được công bố trong Dự thảo báo tổng hợp “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết.

 

Theo nhận định của dự thảo thì thị trường đường thế giới đang ổn định trở lại sau 4 năm giảm sâu do mất cân bằng cung cầu. Ngành đường Việt Nam rất khó có thể cạnh tranh với đường Thái Lan và có thể cả đường của Brazil nếu thị trường tự do hoàn toàn. Qua đó, Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sẽ căn cứ vào tính toán nhu cầu tiêu thụ trong nước là chính; sản lượng xuất khẩu sẽ cân đối với lượng đường phải nhập khẩu trên cơ sở các cam kết của Việt Nam với quốc tế; ước tính tổng sản lượng đường nhập khẩu nếu thị trường hoàn toàn tự do sẽ vào khoảng 500-600,000 tấn. Sản lượng tồn kho cho phép phải thấp hơn 100,000 tấn (2020).

 

Quy hoạch sẽ tập trung vào việc nghiên cứu tính toán khả năng đáp ứng của vùng nguyên liệu mía trên cơ sở ổn định diện tích canh tác, phát triển vùng mía nguyên liệu dựa trên khả năng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.

 

Quy hoạch cũng xác định ngành mía đường Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong giai đoạn quy hoạch do đó các phương án được đề xuất đều đặt ra trong bối cảnh thị trường đường các nước khu vực ASEAN được phá bỏ các rào cản về thuế quan nhưng vẫn giữ mức hạn ngạch đối với sản lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam và lượng đường nhập lậu từ cửa khẩu phía Tây Nam được kiểm soát chặt chẽ.

 

Với phương án được lựa chọn thì dự báo đến năm 2020, tổng sản lượng đường đạt khoảng 2 triệu tấn; cân đối với sản lượng đường phải nhập khẩu theo hạn ngạch. Như vậy, tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường được nâng lên nhằm đạt mức lợi thế về quy mô với 173-180,000 TMN; trong đó có 16/41 nhà máy đường đạt mức công suất trên 6,000 TMN có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Về diện tích vùng nguyên liệu mía vào khoảng 286,000 ha; sản lượng mía cần khoảng 22 triệu tấn; mức năng suất đạt khá cao do áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất 70-75 tấn/ha.

 

Đến năm 2030, tổng sản lượng đường ước đạt 2.72 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy đường (NMĐ) được nâng lên 236,400 TMN. Về diện tích  vùng nguyên liệu mía vào khoảng 297,000 ha; sản lượng mía cần khoảng 25 triệu tấn; mức năng suất đạt 80-85 tấn/ha.

 

Phương án này được Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối đánh giá là đạt được sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; đòi hỏi tài nguyên đất vừa phải phù hợp với chiến lược tái cấu trúc ngành nông nghiệp và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp; đồng thời cũng cho thấy tính khả thi về vốn và lao động, phù hợp với xuất phát điểm của ngành mía đường nước ta hiện nay.

 

Căn cứ vào kết quả điều tra hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía đường và định hướng quy hoạch. Vùng nguyên liệu mía được quy hoạch tập trung, dự báo sẽ cho giá trị sản xuất 60-70 triệu đồng/ha/năm, gấp 1.2-1.5 lần so với hiện nay nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng mía, giảm chi phí trung gian. Như vậy, toàn bộ gần 300,000 ha mía sẽ cho giá trị sản xuất khoảng 18,000-20,000 tỷ đồng, tương ứng giá trị gia tăng khoảng 5,500-6,300 tỷ đồng.

 

Bên cạnh đó, hiệu quả sản lượng đường được quy hoạch dự báo giá trị sản xuất của 41 NMĐ ước đạt 29,000-39,000 tỷ đồng/năm, gấp 2-2.5 lần so với hiện nay nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao tỷ lệ thu hồi đường.

 

Tỷ lệ tận dụng phế phụ phẩm, đặc biệt là tỷ lệ đường luyện ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm. Giá trị gia tăng tương ứng đạt khoảng 5,500-7,500 tỷ đồng.

 

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến ngày 20/05/2016, lượng đường sản xuất của các nhà máy trong cả nước vào khoảng 1,15 triệu tấn, trong đó, lượng đường tồn kho tại các nhà máy, công ty thương mại thuộc hội viên của VSSA là hơn 400,000 tấn.

 

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, niên vụ 2014-2015, diện tích mía Việt Nam là 305,000 ha, năng suất mía bình quân cả nước đạt 65.3 tấn/ha, sản lượng 19.9 triệu tấn. Cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động, với tổng sản lượng đường sản xuất được là hơn 14 triệu tấn, giảm 10.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Diện tích mía của 25 tỉnh có nhà máy đường là 293,000 ha. Tổng diện tích nhà máy có ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 255,891 ha, chiếm 87.3% diện tích vùng nguyên liệu mía. Về giá mua mía nguyên liệu tại ruộng từ 750,000-900,000 đồng/tấn, giảm so với vụ trước 100,000-150,000 đồng/tấn. Giá bán đường trắng loại 1 chỉ dao động từ 11,000-13,000 đồng/kg. Đây là vụ sản xuất thứ 4 giá đường liên tục giảm. Với giá này, nhiều vùng nông dân hòa vốn hoặc bị thua lỗ, Bộ NN&PTNT cho biết./.

 

Theo Vietstock.

Trở lại      In      Số lần xem: 1048

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD