Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33219309
Doanh nghiệp Úc và thách thức ĐMST
Thứ tư, 03-07-2013 | 08:09:13
Là một quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển, đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới về chất lượng nghiên cứu, nhưng thách thức không nhỏ cho Úc là làm sao phát huy được sức mạnh tri thức vào tiến trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp để không bị tụt hậu so với các quốc gia khác trong khối OECD.
Đổi mới sáng tạo có thể giúp nâng cao năng suất cho nền kinh tế, làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất và dịch vụ, tổ chức lao động, đồng thời giúp mở ra những thị trường mới. Đổi mới sáng tạo cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tham gia kết nối vào nền kinh tế số hóa. Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở Úc đóng góp tới 144 tỷ AUD thị phần thương mại điện tử ở Úc năm 2010-2011, cao gấp 3 lần thị phần của những doanh nghiệp không đổi mới sáng tạo tại thị trường này1. Tuy nhiên, bản thân nước Úc vẫn phải đối diện với nguy cơ tụt hậu về đổi mới sáng tạo so với các quốc gia khác trong khối OECD.

Nguy cơ tụt hậu của nước Úc trong khối OECD

Hiệu quả năng suất ở Úc đang suy giảm trong những năm gần đây và đã có những ý kiến cho rằng các nỗ lực đổi mới sáng tạo ở Úc là chưa đủ để đảo ngược xu thế này2. Đa phần các khoản chi tiêu dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn, trong khi giá trị sản phẩm của khối doanh nghiệp này chỉ chiếm 42% tổng sản phẩm quốc nội, và quá tập trung vào một số ngành như khai mỏ, công nghiệp chế tạo, tài chính, và bảo hiểm. Đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp là không nhiều, thể hiện ở số lượng đơn đăng ký miễn giảm thuế của doanh nghiệp đầu tư R&D năm 2010-2011 là 9118, chiếm một phần rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở Úc là 764.000.

Như vậy, chất lượng đổi mới sáng tạo ở Úc là chưa đủ để đảo ngược xu thế suy giảm năng suất. Lâu nay, Úc vẫn xếp hạng thấp so với các nước OECD trong đổi mới sáng tạo (trong khoảng từ thứ 20 tới 30) và đặc biết thấp về tính hiệu quả trong đổi mới sáng tạo3. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Úc gặp nhiều rào cản trong đổi mới sáng tạo, gây suy giảm năng suất từ đổi mới sáng tạo ở khối doanh nghiệp này. Trong khi đó, khối các doanh nghiệp lớn của Úc cũng bị xếp gần chót trong số các nước OECD về đổi mới sáng tạo và hoạt động hợp tác, cho dù họ đầu tư khá nhiều cho R&D. Mức đầu tư cho tài sản vô hình (intangible asset) – đóng vai trò keo dán giúp tạo ra giá trị từ lao động và tài sản hữu hình, đồng thời cũng được coi là yếu tố phản ánh nỗ lực một quốc gia trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lấy đổi mới sáng tạo làm động lực – ở Úc cũng thấp hơn nhiều so với bình diện chung các quốc gia OECD.


Qua khảo sát, người ta thấy rằng nếu so với những doanh nghiệp không đổi mới sáng tạo ở Úc, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có nhiều ưu việt như:

* Xác suất báo lãi cao hơn 42%;

* Xác suất tham gia hoạt động xuất khẩu cao gấp 3 lần, xác suất tăng số lượng thị trường xuất khẩu trong những năm qua cao gấp 18 lần;

* Xác suất tăng chủng loại hàng hóa dịch vụ cung cấp cao gấp 4 lần;

* Xác suất tăng lượng lao động thuê mướn cao gấp 2 lần;

* Xác suất tăng cường đào tạo nhân lực cao gấp hơn 3 lần;

* Xác suất tăng cường tham gia đóng góp cho xã hội, ví dụ như tham gia các dự án công ích cho cộng đồng, cao gấp hơn 3 lần. 
Nguyên nhân của tình trạng ít đầu tư cho tài sản vô hình có thể do đa số các doanh nghiệp Úc là những người ứng dụng cải tiến công nghệ của người khác (ví dụ như mua các thiết bị do nơi khác chế ra) thay vì đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là những gương mặt cũ, tỷ lệ xuất hiện những gương mặt hoàn toàn mới bước chân vào thị trường đổi mới sáng tạo ở Úc là rất thấp (1,5%) so với các nước OECD (10% tới 40%).

Tổng đầu tư cho đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Úc trong năm 2010-2011 là 23-29 tỷ AUD, được dành cho việc mua máy móc, thiết bị, công nghệ (36%); đào tạo nhân lực đổi mới sáng tạo (27%); quảng bá giới thiệu đổi mới sáng tạo (26%)4. Cơ cấu này cho thấy hệ thống đổi mới sáng tạo của Úc đang chủ yếu ưu tiên cho chiến lược làm người đi sau nhanh chân, tức là nhanh chóng áp dụng những ý tưởng của người khác thay vì tự mình đưa ra sáng kiến.

Thách thức cho nền khoa học và giáo dục của Úc

Tuy nhiên, từ những căn cứ trong báo cáo công bố tháng 5 năm 2012 của GS. Ian Chubb có tên gọi Sức khỏe Nền khoa học Úc (Health of Australian Science report), có thể thấy về cơ bản nền khoa học và giáo dục của Úc vẫn đang trong tình trạng khá tốt so với bình diện chung trên thế giới. Tỷ lệ sinh viên theo học các ngành khoa học công nghệ đang gia tăng. Các nhà nghiên cứu Úc có nhiều công bố quốc tế trên đầu người hơn đa số các nhà nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới, và mức ảnh hưởng từ những công bố này cũng khá cao so với quốc tế trên đa số các lĩnh vực.

Nhưng vẫn tồn tại những thách thức trước mắt và trong khoảng trung hạn. Đó là tỷ lệ theo học các môn khoa học ở các trường trung học đang giảm xuống. Mặc dù mức suy giảm gần đây đã chậm lại nhưng vẫn chưa có xu hướng đi vào ổn định. So với các quốc gia khác, chất lượng đào tạo khoa học cấp trung học ở Úc cũng đang dần tụt xuống, theo đánh giá của GS. Chubb. Tuy gần đây tỷ lệ sinh viên theo học các ngành khoa học và công nghệ có tăng, nhưng trước đó cả thập kỷ tỷ lệ này đứng yên, và đến nay vẫn chưa phục hồi lại ở mức đầu thập kỷ 1990.

Cộng đồng khoa học được tăng cấp kinh phí cho nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua, nhưng đòi hỏi từ thực tiễn nghiên cứu cũng tăng không kém và một vài lĩnh vực có dấu hiệu bị tụt hậu so với quốc tế. Theo GS. Chubb, một số lĩnh vực quan trọng cho tương lai phát triển của đất nước đang có nguy cơ suy giảm, ví dụ như khoa học nông nghiệp, và đáng lo ngại là cả những ngành cốt lõi như hóa học, toán học, và vật lý. Ông cho rằng Úc cần tập trung rõ rệt hơn cho một số lĩnh vực giáo dục và khoa học cụ thể đóng vai thiết yếu cho xây dựng, củng cố vị thế của quốc gia trong tương lai, bên cạnh đó vẫn không được xao lãng những lĩnh vực còn lại.

Những yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp

Khảo sát thực tế về các rào cản căn bản đối với đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp Úc cho thấy hai vấn đề đáng quan tâm là tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao và thiếu kinh phí. So với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động nguồn lực cho đổi mới sáng tạo. Ngoài hai vấn đề trên, một số tác nhân khác ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo như mức độ cạnh tranh và cởi mở trong thương mại, và tính minh bạch rõ ràng của tín hiệu giá cả trên thị trường. Ví dụ như 75% doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở Úc tìm thấy động lực nhờ những tác nhân như sự cạnh tranh của đối thủ và nhu cầu từ thị trường5, song những tác nhân này gần đây đang suy giảm6, làm ảnh hưởng tới động lực đổi mới sáng tạo.


Theo phân tích của OECD, cứ 1% tăng đầu tư của các doanh nghiệp cho R&D sẽ đem lại 0,11% gia tăng trong mức tăng trưởng năng suất dài hạn của quốc gia. Mức đầu tư cho đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp Úc ước tính từ 23 tỷ $ tới 29 tỷ $ trong 2010-2011, chủ yếu dành cho mua máy móc, thiết bị và công nghệ (36%); đào tạo nhân lực đổi mới sáng tạo (27%); tiếp thị quảng bá đổi mới sáng tạo (26%). Xét về tỷ lệ mức đầu tư R&D của doanh nghiệp so với GDP, năm 2009-2010 nước Úc xếp thứ 12 trong khối OECD.

Nguồn số liệu:

OECD (2006) Sources of Knowledge and Productivity: How Robust is the Relationship?, STI Working Paper 2006/6, Paris.

ABS (2012) Innovation in Australian Business, 2010-11, Appendix 2, cat. no. 8158.0.
Dữ liệu khảo sát ý kiến từ doanh nghiệp cho thấy các quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp hiện đang gây cản trở cho đổi mới sáng tạo, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ. Khi được hỏi liệu các quy định của Chính phủ có gây cản trở cho đổi mới sáng tạo, 15,4% số doanh nghiệp quy mô từ 4 nhân viên trở xuống phản hồi cho rằng Chính phủ gây cản trở, chỉ có 7,6% cho rằng Chính phủ giúp ích; 17,6% doanh nghiệp với từ 5 tới 19 nhân viên cho rằng Chính phủ gây cản trở, chỉ 13,4% cho rằng Chính phủ giúp ích; 17,5% doanh nghiệp từ 20 tới 199 nhân viên cho rằng Chính phủ gây cản trở, chỉ 15,7% doanh nghiệp cho rằng Chính phủ giúp ích. Tuy nhiên, đa số các công ty có từ 200 nhân viên trở lên cho rằng Chính phủ có vai trò giúp ích cho đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp.

Thiếu nhân lực trình độ cao cũng là một vấn đề cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở Úc. Nhìn chung kết quả khảo sát trên các doanh nghiệp Úc cho thấy họ thiếu nhân lực có kỹ năng bán hàng, tiếp thị, tài chính, và quản trị. Nhưng so với các doanh nghiệp khác, xác suất thiếu nhân lực trình độ cao của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cao gấp 2 tới 3 lần trong các mảng quản trị, tiếp thị, và tài chính, và đặc biệt cao gấp 4 tới 7 lần trong các mảng khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, và công nghệ thông tin.

Doanh nghiệp Úc cần định hướng chiến lược và văn hóa đổi mới sáng tạo

Định hướng chiến lược về đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ sở đầu tiên cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, vừa có vai trò tạo ra ý thức sơ khởi, vừa là con đường hướng tới để doanh nghiệp có thể tập trung, tổ chức các nguồn lực. Một khảo sát quốc tế thu thập dữ liệu về quản trị doanh nghiệp trên 9.000 doanh nghiệp toàn thế giới cho thấy Úc nằm trong tốp giữa của 20 quốc gia hàng đầu thế giới, nhưng thua khá xa nhóm đứng đầu như Mỹ, Đức, hay Thụy Điển7. Ở nhóm quốc gia dẫn đầu, có tới 44% doanh nghiệp có định hướng chiến lược về đổi mới sáng tạo, còn ở Úc con số này là 18%.

Rộng hơn định hướng chiến lược về đổi mới sáng tạo là văn hóa đổi mới sáng tạo. Một nền văn hóa phục vụ cho đổi mới sáng tạo thường đòi hỏi các yếu tố như tinh thần hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức, tính cởi mở trước các ý tưởng mới, chiến lược đổi mới sáng tạo, sự sẵn sàng đối phó và quản lý các rủi ro kỹ thuật và thương mại. Yếu tố sẵn sàng đối phó và chủ động giải quyết các thách thức là rất quan trọng trong văn hóa đổi mới sáng tạo, và đây là điều mà đa số các doanh nghiệp Úc đang thiếu.

Một khảo sát được tiến hành bởi Booz & Company8 cho thấy nhiều doanh nghiệp Úc (44%) có văn hóa đổi mới sáng tạo, có tinh thần hợp tác và cởi mở trước ý tưởng mới, biết nắm bắt nhu cầu khách hàng, nhưng phương thức còn thụ động, và có nguy cơ không kịp phản ứng trước các thách thức và cơ hội trong tương lai. 32% doanh nghiệp chưa có văn hóa đổi mới sáng tạo, và cũng chưa có định hướng chiến lược đổi mới sáng tạo – đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào nhóm này. 6% doanh nghiệp có định hướng chiến lược đổi mới sáng tạo nhưng không đưa ra nỗ lực cụ thể nào. Chỉ có 18% doanh nghiệp có sự song hành cao, vừa có định hướng chiến lược đổi mới sáng tạo vừa có văn hóa đổi mới sáng tạo.


Tương quan đầu tư công cho R&D giữa Úc và các nước OECD

Hoạt động nghiên cứu có nguồn gốc từ đầu tư công đóng vai trò căn bản trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất, giúp tạo ra những tri thức mới và hấp thụ những tri thức sẵn có trên thế giới. Cứ 1% gia tăng đầu tư công cho R&D đem lại 0,28% gia tăng trong tăng trưởng năng suất dài hạn của nền kinh tế. Theo phép quy đổi này, hằng năm Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu (CRC) của Úc đã đem lại những công nghệ, sản phẩm, và quy trình sản xuất với tổng giá trị đóng góp lên tới 278 triệu AUD, hay khoảng 0,03% gia tăng cho tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của quốc gia.
Năm 2008, tổng đầu tư của Úc cho R&D khoảng 2,24% GDP, ít hơn một chút so với mức trung bình của khối OECD là 2,35%. Khi đó Úc xếp thứ 12 trên 31 quốc gia OECD, đứng trên Vương quốc Anh, Canada, và Pháp, nhưng thấp hơn khá nhiều so với Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, và Hàn Quốc, là những nước đầu tư trung bình tới 3,8% GDP cho R&D. Trong năm 2010-2011, mức đầu tư cho R&D của Úc là 30,8 tỷ AUD, tăng 2,5 tỷ AUD so với 2008-2009 (chưa có con số để so sánh với OECD).
Cơ cấu đầu tư cho nghiên cứu ở Úc có sự chuyển dịch đáng kể trong 15 năm gần đây, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Chính phủ Úc đóng góp tới 0,77% GDP cho tổng đầu tư R&D của quốc gia, con số này cao hàng thứ 7 trong khối OECD. Tổng chi cho R&D và giáo dục bậc cao của Úc đứng trên mức trung bình của OECD. Số lượng công bố khoa học của Úc trong tổng số công bố quốc tế tăng đáng kể, đạt 3,4% vào năm 2010, đưa Úc xếp vào hàng thứ 10 của OECD, mặc dù còn thua khá xa so với nhóm 5 nước đứng đầu (riêng Mỹ đã đóng góp tới 28,7%). Cứ 1000 nhà nghiên cứu Úc thì có 402 công bố quốc tế, tỷ lệ này giúp Úc xếp thứ 7 trong khối OECD. Số trích dẫn trung bình trên mỗi công bố của Úc trong giai đoạn 2006-2010 là 5,7, tăng 19% so với giai đoạn 2002-2006, nhưng mới chỉ đứng thứ 18 trong khối OECD. Trong 19 trên 22 lĩnh vực nghiên cứu, tỷ lệ trích dẫn các công bố quốc tế của Úc cao hơn mức trung bình của thế giới.

Nguồn dữ liệu: OECD (2006) Sources of Knowledge and Productivity: How Robust is the Relationship?, STI Working Paper 2006/6, Paris.



        Thanh Xuân - Tiasang



----

1 ABS (2012) Selected Characteristics of Australian Business, 2010-11, cat. no. 8167.0.

2 D’Arcy P & Gustafsson L (2012) Australia’s productivity performance and real incomes, Reserve Bank of Australia Bulletin, June quarter

3 Tham khảo World Economic Forum (2012) Global Competitiveness Index 2012-13 http://reports.weforum.org/global-competitiveness-report-2012-2013/#=, và 
INSEAD and the World Intellectual Property Organisation (2012) The global innovation index 2012; http://www.globalinnovationindex.org/gii/index.html,
[tham khảo lần cuối vào 19/9/2012].

4 ABS (2012) Innovation in Australian Business, 2010-11, cat. no. 8158.0.

5 ABS (2012) Innovation in Australian Business, 2010-11, cat. no. 8158.0.

6 D’Arcy P & Gustafsson L (2012) Australia’s productivity performance and real incomes, Reserve Bank of Australia Bulletin, June quarter.

7 Dolman B & Gruen D (2012) Productivity and structural change, paper presented to the 41st Australian Conference of Economists, Melbourne, 10 July.

8http://www.booz.com/global/home/what_we_do/services/innovation/innovation_thought_leadership/global_innovation_1000 [Accessed 
20 September 2012].

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1170

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD