Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33248655
Dự báo sâu bệnh tuần từ 4-10/2
Thứ hai, 04-02-2013 | 15:36:27
Cục BVTV   -Thứ Hai, 04/02/2013, 10:32 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ, lúa

- Chuột tiếp tục phát sinh tăng, đặc biệt hại nặng ở những vùng lúa gieo thẳng gần gò đồi và vùng hạn. Cần tập trung chỉ đạo, thực hiện phát động cộng đồng diệt trừ chuột ngay trước vụ ĐX.

- Kiểm tra theo dõi chặt chẽ nguồn bệnh lùn sọc đen trên lúa chét, nhổ bỏ và tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng; đồng thời phòng trừ rầy mang bệnh là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen.

- Ốc bươu vàng hại tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Bệnh đạo ôn, nghẹt rễ; sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên lúa trà sớm. Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

b) Trên mía

- Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc tại Nghệ An. Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh và thay thế những diện tích mía đã lưu gốc nhiều năm.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Chuột gia tăng trên diện rộng, gây hại mạnh trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh; hại nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò... Cần tập chỉ đạo cộng đồng diệt trừ chuột.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông... gây hại trên lúa ĐX sớm.

- Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá... phát sinh gây hại trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái.

- Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước, gây hại trên trà lúa ĐX muộn giai đoạn mạ.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả, thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Dự kiến đầu của tháng 2/2013 sẽ có đợt rầy nở rộ, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đọan đẻ nhánh, làm đòng; mật độ tăng cao cục bộ trên lúa giai đoạn trổ, vào chắc. Cần kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3 với mật số cao phun trừ bằng một trong các loại thuốc chống lột xác.

- Bệnh đạo ôn phát triển chậm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Cần thăm đồng kiểm tra tình hình bệnh trên ruộng để phòng trị bệnh đạo ôn lá kịp thời; đồng thời, phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông.

- Do lũ năm 2012 nhỏ nên chuột gia tăng mật độ, nhất là những ruộng gần bờ đê lớn, gần vườn tạp... hại tăng trên trà lúa làm đòng, trỗ. Cần phát động nông dân hưởng ứng phong trào diệt chuột.

- Các địa phương có gieo sạ lúa xuân hè, cần giữ thời gian cách ly sau thu hoạch lúa ĐX tối thiểu 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như tránh ngộ độc hữu cơ.

Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Wellof 330C, Altach 5C, Cyper 25EC; phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Rầy nâu phun Applaud 10WP với liều 80 - 100 g/bình 16 lít, phun khi rầy tuổi 1 - 3, phun kỹ gốc lúa.

- Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR, 5 - 6 kg/ha.

- Bệnh đạo ôn lá, thân phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào trước và sau trổ đều.

Trên cà phê:

- Bệnh khô cành sử dụng Carbenda supper 50SC, Manozeb 80WP phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Bệnh gỉ sắt (nấm vàng da cam), phun Nicozol 12,5WP ướt đều tán lá khi bệnh chớm xuất hiện.

Rau dưa:

- Sâu xanh sử dụng Ammate 30WG, Lannate 40SP phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Sâu khoang trên lạc phun Nurelle D 25/2,5EC, phun khi sâu còn nhỏ vào sáng sớm, chiều mát.

- Sâu tơ,sâu xanh da láng, phun 1 trong các thuốc Xentari 35WDG, Atabron 10WP, Ammate 30WG, phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Bệnh sương mai trên cà chua sử dụng Gekko 20SC, Bony 4SL phun khi bệnh chớm xuất hiện. 

Theo NNVN.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1380

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD