Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  29
 Số lượt truy cập :  33261796
Gạo Việt Trên đường hội nhập Dấu ấn “Vietnam Rice”
Chủ nhật, 09-06-2019 | 06:25:17

Bài 3: Lấy thị trường làm kim chỉ nam

 

Năm 1989 đánh dấu gạo Việt Nam chính thức bước ra thị trường thế giới với sản lượng 1,37 triệu tấn và mang về 310,28 triệu USD kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Đây cũng là mốc son đánh dấu hạt gạo Việt vừa làm tròn vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa vươn ra chinh phục thế giới. Trên chặng hành trình hơn 30 năm, kim chỉ nam cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam là phải lấy thị trường làm định hướng.

 

“Bán những gì thị trường cần!”

 

Qua 30 năm tham gia thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn giữ được “phong độ” và luôn nằm trong Top 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Cơ cấu giống trong sản xuất lúa chuyển đổi linh hoạt theo từng mùa vụ, từng vùng và từng năm, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng; phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, tỷ lệ sử dụng giống lúa đặc sản tăng từ 11,37% năm 2015 lên 17,5% năm 2018; lúa chất lượng cao tăng từ 39,78% lên 41%; lúa chất lượng trung bình giảm từ 29% xuống 26,5%; lúa nếp giảm từ 8,595% xuống 6%. Cơ cấu giống lúa kiên trì và bám sát quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo. Trong đó, các giống lúa chất lượng cao, đặc sản chiếm 70%. Các giống lúa chất lượng trung bình chiếm khoảng 15%.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh (giữa) tham quan các giống lúa triển vọng xuất khẩu tại Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: MINH HUYỀN

 

Gạo Việt đang dần cải thiện chất lượng và lấn sân sang các thị trường cao cấp hơn. Ông Nguyễn Như Cường, Quyền Cục trưởng Cục Trồng trọt, nhấn mạnh: “Việc kiểm soát cơ cấu giống lúa trong từng vụ sản xuất rất quan trọng; vừa thích nghi cao với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng địa phương vừa phù hợp với thị trường và yêu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp. Để có cơ cấu giống ổn định, các địa phương, doanh nghiệp và nông dân phải phát triển mạnh mẽ các “Cánh đồng lớn” và vùng nguyên liệu tập trung. Một số giống lúa thơm như RVT, Nàng Hoa 9, lúa hạt tròn... cũng đã mở rộng diện tích trong vụ đông xuân. Đây là tín hiệu cho thấy cơ cấu giống lúa trong sản xuất ở ĐBSCL đã có nhiều thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi khi nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất các giống lúa đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu”.

 

Những năm gần đây, nhiều nước nhập khẩu gạo đã thay đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo thể hiện qua việc thực hiện thuế hóa mặt hàng gạo; thay đổi phương thức nhập khẩu gạo cho phép nhiều nguồn cung tham gia các đợt thầu G2P để có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh và chất lượng cao hơn. Bản thân các nước nhập khẩu cũng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất trong nước hướng đến tự chủ về lương thực. Chính vì vậy, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam không thể tự phát như những năm trước nữa mà phải “bắt mạch” chính xác nhu cầu từ thị trường. Ông Võ Văn Rô, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, chia sẻ: “Theo hợp đồng bao tiêu giữa doanh nghiệp và Hợp tác xã, từ đầu vụ, doanh nghiệp cung ứng giống gì chúng tôi sẽ sạ giống ấy. Ngoài ra, mật độ sạ, quy trình kỹ thuật đều được công ty khuyến cáo làm đúng quy trình. Làm đúng, chúng tôi sẽ được doanh nghiệp bao tiêu, ngược lại chúng tôi phải tự lo đầu ra. Bởi doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu trước đó, nếu không đúng tiêu chuẩn thì sẽ không xuất được”.

Kiểm tra phẩm chất gạo tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Ảnh: MỸ THANH

 

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu, Viện Lúa ĐBSCL xác định nền tảng ưu tiên là cải tiến về phẩm chất gạo; sau đó tiến hành cải tiến dần các đặc tính chống chịu với sâu bệnh, dịch hại và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. “Chúng ta không thiếu những giống lúa tốt, cho ra những giống gạo ngon, vấn đề là tổ chức sản xuất, chế biến ra sao, uy tín doanh nghiệp trong xuất khẩu như thế nào? Mặt khác, chúng ta thay đổi phương thức xuất khẩu để tránh phụ thuộc vào thị trường Philippines. Bởi đây là thị trường lớn, năm nào Philippines nhập nhiều chúng ta bán được nhiều, năm nào Philippines tự túc được lương thực chúng ta phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi bán ra. Hay trước đây, Trung Quốc nhập nhiều và gạo gì cũng nhập, nhất là nếp thì nay dựng hàng loạt hàng rào kỹ thuật và giảm lượng nhập đối với nếp. Nếu không có chính sách căn cơ, chúng ta sẽ thua các đối thủ cạnh tranh ở các thị trường truyền thống lẫn thị trường mới”- Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhấn mạnh.

 

Chuyển từ lượng sang chất

 

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã từng bước được cải thiện. Theo đó, tỷ trọng gạo chất lượng thấp (15-50% tấm) giảm từ 59% năm 2010 xuống còn 36% năm 2013, tỷ trọng gạo thơm tăng từ 3% lên 15% năm 2015. Trong bảng so sánh biến động giá gạo trong những năm gần đây giữa các nước xuất khẩu gạo chính cho thấy, gạo Việt Nam có sự tăng trưởng tốt về giá. Đơn cử như đối với gạo 5% tấm, ở năm 2012 giá gạo của Thái Lan là 570-575 USD/tấn, Ấn Độ 434 USD/tấn, Pakistan 454 USD/tấn, còn giá gạo Việt Nam là 430-435 USD/tấn. Đến năm 2018, khoảng cách này rút ngắn đáng kể khi gạo 5% tấm của Thái Lan có giá 418,7 USD/tấn còn giá gạo Việt Nam là 418,1 USD/tấn cao hơn giá gạo 5% tấm của Ấn Độ (400,7 USD/tấn) và Pakistan  (402,4 USD/tấn).

 

Để có được những điểm nhấn, bản sắc sắc riêng cho hạt gạo Việt, ngành nông nghiệp đã tập trung nâng chất, cải thiện từ khâu giống. Theo Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, vai trò của Viện là phải làm ra giống ngon như thế nào, cho thị trường nào, trồng như thế nào, quy trình kỹ thuật ra sao để không bị vướng hàng rào kỹ thuật. Trong quá trình đưa sản phẩm nghiên cứu tiếp cận thị trường, thay vì chỉ dựa vào các tiêu chí kỹ thuật cũ như phân tích hàm lượng amylose, độ dài, độ trong của hạt gạo..., Viện đang cập nhật thêm các tiêu chí trực tiếp từ người tiêu dùng như nấu cơm để vào tủ lạnh bao lâu không bị cứng, không bị khô mặt. Thật ra bên cạnh các tiêu chí cân đo đong đếm được thì chủ yếu vẫn là thị hiếu của người ăn gạo. Do đó, Viện cũng hướng đến việc nghiên cứu đa dạng nhiều loại giống lúa khác nhau. Viện cũng đặt ra vấn đề phải làm thế nào để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo biết được chất lượng các giống lúa hiện có của Viện và từ đó quyết định chọn giống nào có tiềm năng xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể chủ động chọn ra chủng loại gạo gì, phù hợp với thị trường nào để chào hàng sản phẩm.

Đánh giá phẩm chất cơm của các giống lúa triển vọng có khả năng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tại Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: MINH HUYỀN

 

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Chín, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, Tập đoàn Lộc Trời, gạo trắng hạt dài của nước ta hiện nay đang cạnh tranh ngang ngửa với các nhà xuất khẩu khác như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan. Tuy nhiên chúng ta cần cải thiện hơn về chất lượng, kiểm soát dư lượng hóa chất để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới; giảm giá thành đầu vào nhằm gia tăng lợi nhuận cho người trồng lúa. “Chúng ta cần có một công trình nghiên cứu về phản ánh của người tiêu dùng quốc tế đối với gạo trắng hạt dài và gạo thơm của Việt nam khi họ so sánh với các loại gạo của các nhà nhập khẩu khác hiện diện tại quốc gia họ. Ngoài ra chúng ta cũng không quên phát triển gạo hạt trung, gạo hạt ngắn (Japonica ) và nếp để thỏa mãn một số thị trường tiềm năng khác”- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Chín đề xuất.

 

Nhiều chuyên gia nhận định, hành trình cho hạt gạo Việt là phải có sức bền để đi chặng đường dài. Lẽ đó, Việt Nam phải tiếp tục tập trung nâng cao giá trị hạt gạo theo hướng bám sát 3 chính sách lớn về lúa gạo gồm: Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Chín, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời): Hiện nay, có 2 loại gạo Việt Nam đạt được top 3 gạo ngon nhất thế giới do the Rice Traders và International Commodity Institute phối hợp tổ chức là gạo của giống Lộc Trời 1 đạt giải năm 2015 tổ chức tại Malaysia; giống ST24 đạt giải năm 2017 tại Ma Cao, Trung Quốc. Đặc biệt từ ngày 23 đến 27-11-2018, trong cuộc đấu xảo tại Hội nghị Lúa gạo liên lục địa lần thứ 5 tổ chức tại Quảng Đông-Trung Quốc, gạo của giống Lộc Trời 28 đạt giải nhất, vượt qua mặt giống lúa mùa nổi tiếng trên  thế giới của Thái Lan là Hom Mali và giống Sen Krop của Campuchia. Lộc Trời đang chuẩn bị kỹ lưỡng chiến lược phát triển các giống gạo ngon này để tích cực tham gia vào mảng gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam.

 

Mỹ Huyền - Mỹ Thanh, Theo Báo Cần thơ

Trở lại      In      Số lần xem: 1541

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD