Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33257745
Giá cà phê chưa kịp lên đã vội vã đi xuống
Thứ hai, 01-06-2020 | 08:23:52

Những đợt giá cà phê leo thang liên tục trên sàn phái sinh đã trở thành cái bẫy ru ngủ, khiến không ít người nghĩ nó sẽ tiếp tục theo hướng tăng, nhưng bất ngờ đến ngày khóa sổ tháng 5-2020 giá vội vàng lao dốc.

Đồ thị diễn biến giá cà phê robusta London. Nguồn barchart.com - tác giả diễn giải.

 

Suốt tháng 5, diễn biến giá cà phê phái sinh robusta London, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu, hầu như khá ổn định. Nhưng nhà vườn và người kinh doanh cà phê trong nước không vì thế mà an lòng.

 

Giá sàn London chỉ hoạt động ở vùng thấp với biên độ dao động giữa đỉnh và đáy của cả tháng trong khoảng 1.228 - 1.144 đô la Mỹ/tấn. Nói giá thấp vì nếu so với thời điểm bắt đầu niên vụ mới vào tháng 10-2019, bấy giờ có lúc giá niêm yết sàn cà phê này đạt đỉnh 1.501 đô la/tấn, nhưng đến ngày khóa sổ tháng 5-2020, giá đóng cửa chỉ còn 1.169 đô la/tấn(xem đồ thị).

 

“Tuần qua, chỉ cần chờ giá niêm yết London cơ sở giao dịch tháng 7-2020 lên 1.250 đô la/tấn là tôi chốt bán hàng loạt các hợp đồng đã giao vào kho nhà nhập khẩu. Nhưng ngày 26-5 giá chỉ chạm 1.228 đô la/tấn rồi "co giò" chạy xuống để chỉ còn 1.169 đô la/tấn ngày cuối tháng và cũng là cuối tuần”, anh Vinh, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu tại Bảo Lộc, Lâm Đồng nói.

 

“Chốt bán thì lỗ, không chốt thì khổ”, anh Vinh lo lắng khi mong bán hàng nhưng chưa thể quyết định được vì giá phái sinh còn thấp so với kỳ vọng của mình.

 

Hiện nhiều đồng nghiệp như anh vẫn đang còn kẹt giá nên chưa thể quyết bán. Hàng bán đã giao vào kho thường có đầu vào quanh mức 32-33 triệu đồng/tấn. “Dù cho bán có cao hơn giá niêm yết của sàn 100 đô la, thì cũng chỉ thu được 29,6 triệu đồng/tấn (theo tỷ giá tiền đồng/đô la Mỹ là 23.300 đồng)".

 

Cú quay đầu vào ngày 26-5 của giá trên sàn phái sinh robusta quả thật là bất ngờ đối với nhiều doanh nghiệp vì liên tiếp 7 ngày trước đó, giá đóng cửa London đều tăng.

 

Nhiều người vẫn biết dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn rất lớn cho chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu và họ đã chuẩn bị tâm thế cho một thị trường bất ổn. Nhưng những đợt giá leo thang liên tục trên sàn phái sinh đã trở thành cái bẫy ru ngủ khiến không ít người nghĩ sẽ tiếp tục theo hướng tăng mà quên đi đường giảm.

 

Những thay đổi quá nhanh của bức tranh kinh tế vĩ mô làm nhiều chủ doanh nghiệp theo dõi không kịp. Do vậy, thị trường cà phê trong thời gian tới vẫn còn nhiều chông gai. Ngoài ra, tuần qua, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra hàng loạt dự báo sản lượng cà phê của nhiều nước. Theo đó, chỉ riêng 4 nước hàng đầu được đoán có tổng sản lượng lên đến gần 123 triệu bao (1 bao tương đương 60 kg).

 

Nếu như gộp lại 3 nước Việt Nam, Colombia và Indonesia, sản lượng cà phê cho năm 2020 khá ổn định, tuy nhiên USDA cho rằng Brazil, nước sản xuất cà phê số 1 thế giới, sẽ đạt 67,9 triệu bao, tăng 8,6 triệu bao so với 2019 và khả năng xuất khẩu cà phê Brazil sẽ đạt kỷ lục với trên 41 triệu bao.

 

Đồng nội tệ Brazil đang rơi vào mất giá, người tham gia thị trường đang lo ngại cà phê Brazil gồm cả arabica lẫn robusta sẽ được tung ra bán mạnh trên thị trường với giá rẻ. Thời gian qua, đồng nội tệ Brazil (Brl) vẫn quanh mức thấp kỷ lục với 5,99 Brl ăn 1 đô la Mỹ.

 

“Giá cà phê phái sinh robusta đang gặp khó trong thời gian phía trước. Hiện nay, giá đang quanh khu vực 1.170-1.200 đô la/tấn. Giữa lúc đồng Brl mất giá, hàng hóa ứ đọng do đại dịch, chiều lên 1.250 đô la/tấn nên được xem là một bất ngờ. Hướng xuống khu vực 1.100 đô la/tấn là một khả năng dễ xảy ra và cần được chuẩn bị tâm thế để sống với giá thấp”, một nhà phân tích thị trường đưa ra nhận định cá nhân như thế.

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 334

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD