Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33259647
Giá cà phê tăng: Nên bán hay nên trữ?
Chủ nhật, 28-06-2015 | 05:33:27

Giá cà phê trong nước vẫn vững nhưng chưa vượt qua mức cao nhất của niên vụ là 41 triệu đồng/tấn. Giá trên sàn kỳ hạn tăng. Nhưng vẫn phải coi chừng đấy lại là cái bẫy của thị trường chặn dòng xuất khẩu cà phê nước ta do đầu cơ giá tăng. 

Biểu đồ 1: Giá kỳ hạn robusta ICE London tăng mạnh (nguồn: theice.com)

Giá cà phê nội địa tăng chưa vượt đỉnh cũ

 

Thị trường cà phê trong nước đã nhộn nhịp hơn. Một số giao dịch mới có hàng hóa trao tay đang xuất hiện dù người bán vẫn còn khá thận trọng trước giá kỳ hạn đang diễn biến phức tạp với khuynh hướng tăng.

 

Giá cà phê nội địa trong tuần có lúc chớm nhanh lên 39 triệu đồng/tấn nhưng rồi lại xuống nhanh để đứng ở mức 38,5 triệu đồng/tấn. “Cả tuần nay, giá mua bán trong nước dao động trong khung 38-39 triệu đồng/tấn. Ở các mức này, một số người đã quyết định bán ra. Đấy là những hợp đồng hoàn toàn mới. Tâm lý nay đã khác, thị trường nay đã chấp nhận giá mới, thấp hơn đầu vụ 2-3 triệu đồng/tấn,” một chủ doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai cho biết.

 

Giá kỳ hạn diễn biến phức tạp

 

Giá cà phê robusta trên sàn kỳ hạn Ice London tăng mạnh mấy ngày nay, đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần chốt mức 1.818 đô la/tấn cơ sở giao dịch tháng 9-2015, tăng 45 đô la/tấn so với tuần trước (xin xem biểu đồ 1). Giá kỳ hạn arabica New York sau một tuần cũng tăng được 2,35 xu/cân Anh (cts/lb) tức 52 đô la/tấn so với tuần trước để đóng cửa hôm qua mức 133.45 cts/lb.

 

Trên sàn kỳ hạn robusta London, cấu trúc giá đảo vẫn còn mạnh. Sáng nay, giá niêm yết tháng giao ngay (7-2015) còn cao hơn giá tháng 9-2015 đến 106 đô la/tấn, chốt mức 1.924 đô la/tấn.

 

Giá tháng giao ngay được đẩy tăng cao bất thường có ba mục đích: một là người có hàng sẵn sàng tại kho được dịp bán giá giao ngay tốt hơn nhiều so với đợi giao xa, hai là tạo dịp kéo giãn giá mua hàng theo cách thức trừ lùi cộng tới (differential) tại các nước xuất khẩu, ba là triệt hạ được các công ty cạnh tranh đang thiếu hàng giao vì phải mua cà phê lại với giá cắt cổ để giao hàng đúng hẹn.

 

Lượng xuất khẩu cà phê tăng nhẹ

 

Xuất khẩu cà phê trong tháng 6-2015 của nước ta ước đạt 110.000 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, Tổng cục Thống kê hôm qua 26-6 cho biết. Đây là tháng có mức xuất khẩu tăng đầu tiên tính từ tháng 11-2014. Có lẽ nhờ giá gần đây tăng, doanh nghiệp và các nhà đầu cơ tư nhân bán ra nên thị trường có phần nhộn nhịp hơn. Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu niên vụ, tổng lượng cà phê xuất khẩu nước ta đạt 985.600 tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Như vậy, xuất khẩu bình quân hàng tháng của nước ta xấp xỉ 110.000 tấn.

 

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lượng xuất khẩu nước ta thấp, giá trong nước và xuất khẩu vẫn giảm? Thật ra, nhu cầu hàng tháng của các hãng rang xay và hệ thống bán lẻ thế giới hàng tháng cần chừng 125.000-135.000 tấn cà phê robusta của nước ta, một chuyên gia nhận định.

 

Khi nước ta xuất khẩu cà phê ít đi trong nhiều tháng liền, đáng lẽ giá trên sàn kỳ hạn robusta ICE London tăng mới phải. Nhưng khi thị trường trong nước rủ nhau trữ cà phê lại không bán, các nước khác đã tranh thủ bán ra, mạnh nhất là Brazil nhờ đồng bản tệ của họ mất giá trầm trọng so với đồng đô la Mỹ. “Một mặt các nước xuất khẩu cạnh tranh trám chỗ đúng lúc, giành thị phần bằng cách bán giá rẻ hơn, mặt khác hàng cà phê nước ta ít xuất khỏi nước mà chỉ bán lòng vòng từ tay này qua tay khác, nên giá thành nội địa cao hơn, nên cũng khó bề đấu lại bằng giá rẻ,” vị chuyên gia nói.

 

Tính đến nay, sau một năm, Brazil đã xuất khẩu trên 4 triệu bao robusta hay chừng 240.000 tấn, bình quân mỗi tháng 20.000 tấn. Trước đây, Brazil thường giữ lại robusta để sản xuất cà phê hòa tan và tiêu thụ nội địa.

 

Nhường sàn cho robusta Brazil

 

Tồn kho cà phê robusta đạt chuẩn sàn robusta London tăng thêm 2.290 tấn lên 186.640 tấn tính đến ngày 22-6 là ngày báo cáo định kỳ mới nhất. Hầu hết hàng đưa đến sàn lần này đều từ Brazil. So với cùng kỳ năm 2014, lượng tồn kho robusta đạt chuẩn hiện nay tăng 181%.

 

Trong tháng 6-2015, theo thống kê của sàn robusta London có 7.910 tấn được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng có thể được đấu giá trên sàn này, trong đó hết 7.810 có xuất xứ Brazil và chỉ 100 tấn từ Việt Nam.
Từ nhiều tháng nay, do xuất khẩu giảm, lượng hàng được đưa qua sàn từ Việt Nam cực kỳ ít. Lượng hàng tồn kho đạt chuẩn (certs) thuộc sàn robusta London hiện nay tuyệt đại bộ phận đến từ Brazil.

 

Dấu hiệu Brazil được mùa cà phê

 

Biểu đồ 2: Đồng real Brazil mất giá sẽ kích Brazil bán cà phê mạnh (nguồn: barchart.com)

Có nhiều tranh cãi về ước báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ mới được bắt đầu từ ngày 1-7-2015.


Hợp tác xã cà phê số 1 Brazil ước chỉ mới thu hoạch chừng 11,3% tính đến hết ngày 20-6. Cỡ giờ ấy năm ngoái đã thu hái 27,5%. Hãng phân tích uy tín Safras&Mercado của Brazil ước niên vụ 2015/16 này Brazil đã thu hoạch xong 42% tính đến hết ngày 23-6, so với cùng kỳ năm ngoái là 52%.

 

Năm ngoái, do khô hạn, trái ít và nhỏ, nên thu hái nhanh hơn. Hãng này cũng ước niên vụ này Brazil chắc đạt chừng 50,4 triệu bao. Tỉ lệ phần trăm đã thu hoạch ít và chậm hơn cảnh báo cho các nước cạnh tranh biết rằng sản lượng năm nay của nước này có thể không nhỏ như ước báo của các ngành chức năng Brazil thông báo.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng sản lượng Brazil niên vụ mới phải chừng 52,4 triệu bao. Trước đó, tập đoàn Volcafe (Thụy Sĩ) ước 51,9 triệu và Mercon (Nicaragua) 50,3 triệu bao. Ngược lại, bộ Nông nghiệp Brazil chỉ ước 44,3 triệu bao và Neumann (Đức) 47,3 triệu bao.

 

Thu hoạch chậm hơn có nhiều yếu tố: do thời tiết cản trở, do sản lượng nhiều hái chậm hơn, cơ sở hạ tầng không đủ sức chứa… Tuy nhiên, sản lượng to nhỏ sắp tới xem ra chỉ là yếu tố phụ. Đồng real Brazil (BRL) mất giá so với đồng đô la Mỹ (xin xem biểu đồ 2) mới là yếu tố đáng ngại nhất vì nếu như đồng BRL còn tiếp tục mất giá, cà phê Brazil sẽ được tung ra thị trường với giá vô tội vạ làm cho giá trên các sàn kỳ hạn chịu ảnh hưởng tiêu cực.

 

Thế mà ABN Amro cảnh báo rằng đồng BRL năm 2016 ước sẽ mất giá nữa, có thể đến 3,40 BRL ăn 1 đô la Mỹ.

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 845

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD