Giải mã gien nấm gây bệnh khô ngược cành ở cây tần bì trên toàn châu Âu
Thứ tư, 13-03-2013 | 08:14:19
|
Các nhà khoa học người Anh đã giải mã gien vi khuẩn nấm gây bệnh khô ngược cành ở cây tần bì. 'Công thức' ADN chứa các đầu mối cho thấy mầm bệnh tấn công cây tần bì như thế nào và khả năng ngăn chặn bệnh lây lan về lâu dài như thế nào.
Số liệu đã được công bố trên web để giúp các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về bệnh khô ngược cành. Bệnh do nấm Chalara fraxinea gây nên. Sau khi nhiễm nấm, cây héo dần rồi chết. Bệnh đang tấn công các khu vực trên toàn Châu Âu. Chalara fraxinea có khả năng phá hủy cả 80 triệu cây tần bì của Anh.
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra cơ chế lây lan của nấm, và nguyên nhân khiến nấm là “sát thủ” của hầu hết các loại cây, và cây tần bì có khả năng kháng nấm tự nhiên hay không. Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Sainsbury (TSL) và Trung tâm John Innes ở Norwich đã sắp xếp chuỗi RNA của một nhánh cây tần bì bị nhiễm nấm vào tháng 12/2012. Hiện nay, các nhà khoa học đã giải mã được gien của 3 mẫu vật nấm trong thời gian vài tuần. Số liệu tiếp tục được công bố rộng rãi trên website OpenAshDieBack theo một dự án trị giá 2,4 triệu bảng Anh do Trung tâm Sinh thái học và Nghiên cứu Khoa học Sinh thái tài trợ. Giáo sư Sophien Kamoun cho biết sắp xếp chuỗi gien đầy đủ - chỉ dẫn ADN tạo ra nấm – là đầu mối cho thấy cây tần bì đầu hàng trước bệnh tật như thế nào. Nhà khoa học đã tìm ra gien gây độc ở nấm. Nghiên cứu sâu hơn sẽ hé lộ nguyên nhân nấm gây bệnh khô ngược cành lây lan trên toàn thế giới. Mục tiêu dài hạn là thiết lập bản đồ gien cho phép phần lớn cây tần bì kháng lại mầm bệnh. Giống cây tần bì ở Đan Mạch, được biết là giống Tree 35, chiếm 2% quần thể cây tần bì Đan Mạch, đã tìm cách chống chọi với bệnh. Các mô hình trên máy tính cũng sẽ được phát triển để nghiên cứu sự phân bổ và lây lan của nấm.
M.D - Mard, Theo BBC.
|
![]() ![]() ![]() |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|