Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33255068
Gỡ nút thắt cho ngành mía đường miền Trung
Thứ bảy, 30-04-2016 | 05:47:13

minhhoa

Hơn 500 ha trồng mía ở Quảng Ngãi đã được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.

 

Khu vực miền trung - Tây Nguyên hiện có diện tích, sản lượng mía đường khá lớn, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn hộ nông dân. Tuy nhiên, để ngành mía đường Việt Nam nói chung và miền trung nói riêng phát triển đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới, còn nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ kịp thời, trong đó trọng tâm là đột phá chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu và nâng cao giá trị gia tăng mía đường.

 

Bài 1: Phát triển vùng nguyên liệu mía

 

Với tầm nhìn chiến lược về mục tiêu phát triển ổn định và bền vững trong ngành mía đường, nhiều “ông chủ” mía đường khu vực miền trung đã xác định hướng đi nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trên cơ sở hỗ trợ nông dân tích tụ đất, đầu tư cánh đồng mẫu lớn, thực hiện đồng bộ cơ giới hóa và giải quyết hài hòa lợi ích của người trồng mía với doanh nghiệp chế biến.

 

Xây dựng mô hình “khởi nghiệp nông thôn”

 

Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi - một điểm sáng trong ngành mía đường Việt Nam đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất mía để tăng sức cạnh tranh, bước đầu đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, công ty đã hỗ trợ vốn, cơ giới hóa đồng bộ cho hàng nghìn hộ nông dân ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Gia Lai thực hiện đầu tư, thâm canh cánh đồng mía mẫu lớn với hàng chục nghìn ha. Hình thức là nông dân thuê đất của nông dân hoặc của địa phương quản lý để sản xuất. Có người đã tích tụ đất trồng mía từ 30 đến 50 ha, thật sự trở thành “chủ mía” giàu có ở địa phương.

 

Đứng trên cánh đồng mía Thanh Niên, xã Phổ Nhơn (huyện Đức Phổ) trong nắng gắt của ngày đầu tháng 4, chúng tôi nhìn ngút tầm mắt cánh đồng mẫu lớn với toàn bộ là máy móc đang hối hả làm đất, rải vôi, bón phân, thả giống... Nhiều “chủ mía” phấn khởi nói: Vùng đất này trước đây chỉ trồng được cây mì, khoai lang nhưng năm được, năm mất mùa. Ngay trong vụ mía 2015-2016, bà con nông dân đã tiến hành góp đất “dồn điền đổi thửa”, phá bờ tạo cánh đồng mía lớn với hàng chục ha. Xã Phổ Nhơn hiện nay đã quy hoạch đất trồng mía hơn 5.200 ha, trong đó với mô hình “khởi nghiệp nông thôn” chiếm hơn 1.400 ha, góp phần làm cho nông dân gắn bó với ruộng mía và có cuộc sống ấm no ngay trên mảnh đất khô cằn năm xưa.

 

Chủ tịch UBND xã Phổ Cường Trần Nguyên Giang cho rằng: Nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà máy đường Phổ Phong (Công ty CP đường Quảng Ngãi), bà con mạnh dạn thuê đất, xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn hơn 300 ha. Theo hạch toán của các hộ, mỗi vụ thu hoạch bình quân đạt 100 tấn mía/ha, với giá mía hiện nay 950.000 đồng/tấn, trừ chi phí sản xuất khoảng 52 triệu đồng nông dân vẫn còn lãi hơn 43 triệu đồng/ha.

 

minhhoa

Đưa mía vào sơ chế tại Nhà máy đường Phổ Phong (Đức Phổ, Quảng Ngãi).

 

Không chỉ ở xã Phổ Cường, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều hộ dân cũng góp đất làm mô hình tương tự với diện tích tới 25 ha; các nhóm hộ khác ở các xã Đức Hòa, Đức Phú (huyện Mộ Đức), Phổ Phong (huyện Đức Phổ)... cũng xây dựng được các mô hình “khởi nghiệp nông thôn” trong trồng mía. Cánh đồng mẫu lớn Đức Phú bạt ngàn mía đang kỳ thu hoạch với năng suất bình quân hơn 80 tấn/ha. “Năm nay giá mía đỡ hơn, được 950.000 đồng/tấn nên cũng không đến nỗi bị thua lỗ” - bà Trần Thị Ngọc, thôn Phước Thuận, xã Đức Phú cho biết. Anh Võ Minh Tuấn, ở xã Nghĩa Lâm (huyện Tư Nghĩa) kêu gọi ba hộ thuê đất trồng mía thành cánh đồng rộng tới 22 ha và đã đầu tư trồng mía theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ. Gần như tất cả các khâu trong canh tác được triển khai bằng máy và áp dụng khoa học - kỹ thuật cho nên đã giải phóng cơ bản sức lao động thủ công. Mô hình “khởi nghiệp nông thôn” ở đây thành công đã thu hút nhiều nông dân tham gia trồng mía thâm canh trên cánh đồng mẫu lớn, có người đã trở thành nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi với thu nhập gần tỷ đồng mỗi vụ mía.

 

Thay đổi tư duy sản xuất 

 

Về vùng đất mía Phú Yên, chúng tôi thấy nhiều nông dân mạnh dạn tích tụ đất trồng mía. Đến nay, toàn tỉnh có 26.220 ha mía (vượt hơn 7.000 ha so với quy hoạch của tỉnh), đạt tổng sản lượng hơn 1.667 tấn, năng suất bình quân 63,6 tấn/ha. Nhờ trồng mía mà nhiều nông dân đã thoát nghèo và có thu nhập cao (trung bình mỗi ha lãi từ 20 đến hơn 40 triệu đồng, có hộ trồng diện tích lớn thu lãi tiền tỷ). Ông Đoàn Đắc Miên, ở xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa mỗi năm trồng 10 ha mía, nhờ đầu tư chủ động được nước tưới nên năng suất mía đạt gần 100 tấn/ha. Mỗi năm bán gần 1.000 tấn mía, thu nhập một tỷ đồng, lãi ba, bốn trăm triệu đồng một mùa. Sau nhiều năm trồng mía, ông Miên rút được kinh nghiệm là phải thay đổi cách làm cũ. “Bây giờ, muốn thắng lớn người trồng mía phải có tư duy “ông chủ”, như tôi đây đến mùa là tất bật, nhưng tôi chỉ chạy ô-tô lòng vòng thúc nhắc, giao việc, thu hoạch xong phải tính ngay đến việc triển khai mùa vụ tiếp theo cho kịp” -ông Miên tâm sự. 

 

Cách đây 15 năm, khi chưa có nhà máy đường, đến mùa thu hoạch người dân phải dùng che ép thủ công, cao điểm khi mía chín rộ không thu hoạch kịp đành chặt bỏ, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đói quanh năm. Khi có Nhà máy đường KCP mọc lên, huyện vận động người dân phát triển nhanh vùng nguyên liệu, thay đổi cách làm mới, đời sống của người nông dân đã chuyển biến mạnh mẽ. Ông Nay Blung, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết: Nhờ cách điều hành của công ty mía đường KCP đã chuyển biến nhanh cung cách làm ăn của người nông dân. Hiện nay, công ty có mã số riêng từng hộ nông dân thông qua hợp đồng. Các thông tin về lịch chặt mía, nhận tiền, nhận đầu tư... nhà máy thông báo qua hệ thống tin nhắn điện thoại. Căn cứ theo đó, người nông dân tự sắp xếp công việc, sau khi bán mía có phiếu trong tay bà con tự đến các ngân hàng nhận tiền mà khỏi phải đến nhà máy chờ đợi như trước đây.

 

Trong các “đại gia” trồng mía phải nhắc đến lão nông Hà Châu Ánh ở thị trấn Củng Sơn. Gia đình ông từ chỗ chỉ có vài ha mía năng suất thấp, bán không ai mua, mỗi năm thu hoạch 40 đến 45 tấn/ha, nay đã phát triển lên hơn 60 ha, năng suất bình quân từ 75 đến hơn 80 tấn/ha, mỗi vụ thu lãi hơn một tỷ đồng. Ông Ánh cho biết: “Tôi trồng mía theo kiểu liên kết “bốn nhà”, trồng mía theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, bón phân, làm cỏ trên diện tích hơn 10 ha. Đây là mô hình điểm của tỉnh Phú Yên, giúp cây mía tăng khả năng chống hạn và giảm chi phí 1,5 triệu đồng/ha so với cách trồng truyền thống. 

 

Hai năm nay nắng hạn, năng suất giảm, chỉ đạt 75 tấn/ha, còn mấy năm trước năng suất đạt 80 tấn/ha trở lên. Tuy vậy, so với nhiều người trồng mía khác, mía của gia đình tôi vẫn có năng suất vượt trội”. Tương tự, cách đây 15 năm, ông Võ Văn Út, ở xã Sơn Nguyên, huyện miền núi Sơn Hòa chỉ có ba ha mía, năng suất 25 tấn/ha, nay đã ký hợp đồng với KCP 50 ha, năng suất mía đạt hơn 70 tấn/ha, vụ vừa qua lãi gần một tỷ đồng. Theo ông Út, ngoài các chính sách ưu đãi của Nhà nước, từ khâu trồng, chăm sóc đến thu mua mía đều do KCP đầu tư, hỗ trợ cho nên người nông dân mới đứng vững và phát triển kinh tế được trên vùng đất núi.

 

Ứng dụng đồng bộ khoa học - công nghệ

 

Có thể nói, niên vụ 2015 - 2016, đánh dấu bước ngoặt mới trong việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mía, cũng như chiến lược “ổn định nguồn nguyên liệu” của các nhà máy đường miền trung thông qua việc bảo hiểm năng suất. Các nhà máy đường thực hiện hỗ trợ chi phí cho nông dân khi ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất như miễn, giảm chi phí vận chuyển phân mùn; hỗ trợ không thu hồi 10% chi phí làm đất... Tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên những cánh đồng mẫu lớn từ 106 ha mía thí điểm trong niên vụ trước nay đã tăng lên 500 ha. Với tổ hợp mía đường An Khê (tỉnh Gia Lai) thuộc Công ty CP đường Quảng Ngãi hiện nay đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, nhà máy đã thực hiện cơ giới hóa các khâu: Làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân trên khoảng 30.000 ha mía, tăng gấp 11 lần so với năm 2000 và trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của địa phương, giúp cho nông dân có thu nhập cao, ổn định cuộc sống. 

 

Ông Đinh Chôi (làng Lợt, xã Kông Pla, huyện Kbang) cho biết: Gia đình có tám ha mía đã thu hoạch đạt năng suất bình quân hơn 90 tấn/ha, tăng 25 - 30 tấn/ha so với trước đây là nhờ thay đổi cách trồng, chăm sóc mía. Vụ mía 2015 - 2016, ông và một số hộ dân liền kề đã thống nhất phá bờ lô để dồn điền, hình thành cánh đồng mía mẫu lớn, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng mía của Nhà máy đường An Khê hướng dẫn đã đạt năng suất mía hơn 100 tấn/ha và đem lại lợi nhuận khá cao. Hiện nay, nhiều đơn vị đã áp dụng rộng rãi, đồng bộ ba chương trình cơ bản gồm: Sinh học hóa, hóa học hóa và cơ giới hóa. Các đơn vị đã đầu tư nghiên cứu, lựa chọn các loại giống mía mới phù hợp với vùng nguyên liệu.

 

Đi đầu trong lĩnh vực này là Công ty CP đường Quảng Ngãi, đến nay đã nghiên cứu đưa vào trồng 7/18 giống mía mới của cả nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận (trong đó có các giống phổ biến hiện nay như: KL92-11, K83-29, K98-84, ROC27, R570, R579…). Trên vùng đất Quảng Ngãi và Gia Lai hiện nay, 70% diện tích trồng mía đã được nông dân trồng giống mía mới, với năng suất bình quân đạt từ 80 đến 130 tấn/ha. Nhiều nhà máy đường hiện nay đã phối hợp các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nghiên cứu các loại đất để tìm công thức phân bón cho phù hợp; trả lại phân bùn về cho đất mía; bón phân khoáng cân đối có bổ sung vi lượng. Riêng Nhà máy đường An Khê chuẩn bị áp dụng kết nối thông tin định vị trực tiếp từ vệ tinh tới các máy liên hợp và đây là bước tự động hóa tối ưu cho mọi hoạt động sản xuất trên đồng mía. Sản lượng trung bình mỗi mùa mía trên đồng An Khê đã đạt 120 tấn/ha và chỉ số chất lượng đường trong cây mía (thường gọi là chữ đường) đều đạt mức tối đa. Không còn chuyện “ăn gian chữ đường” như đã từng xảy ra thời trước. Người trồng mía hoàn toàn yên tâm với “đầu ra” của cây mía.

 

Mô hình cơ giới hóa đồng bộ và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất mía đường đã được các công ty, nhà máy đường ở miền trung xác định là hướng phát triển tất yếu, là giải pháp quan trọng trong lộ trình “Làm mới cây mía, hạt đường trên vùng đất miền trung”.

(Còn nữa)

 

Nhà nước cần định hướng cho ngành mía đường rà soát lại quy hoạch phát triển, xác định các vùng sản xuất có lợi thế để đầu tư thâm canh mía hiệu quả. Sự tích tụ nhiều nông hộ - nhà chế biến nhỏ thành những trang trại - nhà máy lớn, xây dựng các mô hình cánh đồng lớn, sẽ mang lại các lợi thế kinh tế của vùng nguyên liệu mía. Ước tính quy mô trồng mía trung bình phải tăng gấp ba, bốn lần so với hiện nay (đạt từ ba đến bốn ha/hộ) để nông dân có thể hưởng lợi từ cơ giới hóa sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng mía, giảm tổn thất sau thu hoạch.

Phạm Minh Trí (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn)

 

MINH TRÍ, TRỊNH KẾ - nhandan.

Trở lại      In      Số lần xem: 1197

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD