Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33261192
Gỡ thế bí cho gạo Việt
Thứ ba, 06-10-2015 | 08:15:48

Ở lĩnh vực xuất khẩu, gạo Việt Nam đã bị các “đối thủ” qua mặt vì thiếu thương hiệu cạnh tranh. Nếu không sớm tìm được phương án tối ưu thì chúng ta sẽ bị lép vế trên thị trường gạo thế giới

 

Myanmar và Campuchia hiện đã qua mặt Việt Nam khi xuất khẩu được nhiều loại gạo thơm với giá rất cao sang thị trường khó tính như Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ...

 

Sức ép lớn từ bên ngoài

 

Cụ thể, Myanmar có 2 loại gạo thơm là Lone Thwal Hmwe và Paw San, trong đó Paw San được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới, giá xuất khẩu khoảng 900 USD/tấn. Campuchia có gạo lài, còn gọi là gạo Phka Romdoul, cũng được bình chọn là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới. Việt Nam thì đến nay vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia.

 

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sắp tới, gạo Việt sẽ phải chịu rất nhiều sức ép về giá, sản lượng và chất lượng. Nhiều nước xuất khẩu gạo đã xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia, bảo đảm chất lượng nên gặt hái lợi nhuận khá cao.

 

Nghiên cứu của ThS Nguyễn Phước Tuyên, Trưởng Phòng Thông tin - Thị trường thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đồng Tháp, cho thấy việc chính phủ một số nước như Myanmar hay Iran dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ tạo thêm sức ép lớn cho gạo Việt Nam. Chính phủ Indonesia cũng đang chủ trương tự cung tự cấp lúa gạo và ngừng nhập khẩu gạo trong vài năm tới. Dự báo, năm 2015, Indonesia sẽ đạt sản lượng 36,3 triệu tấn gạo (57.170.000 tấn lúa) và chỉ nhập khoảng 1,25 triệu tấn gạo.

 

Campuchia thì đã xuống giống được 2,12 triệu ha lúa, tương đương 82,7% tổng diện tích đất lúa (2,57 triệu ha) và nước này đang định vị thương hiệu gạo của mình trên thị trường thế giới với các giống thơm như Phka Romdeng, Phka Romeat, Phka Rumduol để có thể cạnh tranh với gạo thơm Thái Lan. Bộ Nông nghiệp Campuchia kêu gọi các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu phải sử dụng tên gọi duy nhất cho thương hiệu của nước này là “Campuchia Jasmine Phka Rumduol”. Năm nay, Campuchia dự tính xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo với giá cao.

 

Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng. Đáng lo ngại là nạn buôn lậu gạo qua biên giới giữa các quốc gia như Việt Nam, Myanmar, Thái Lan với Trung Quốc ngày càng “nóng bỏng” do chênh lệch lớn giữa giá gạo trong nước và quốc tế. Mỗi năm, hơn 4-5 triệu tấn gạo lậu lọt vào Trung Quốc. Nạn xuất lậu gạo làm giảm nguồn lực của các nước, trong đó có Việt Nam.

 

Tại Việt Nam, các DN xuất khẩu gạo nội địa quan ngại việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc mất giá đang tạo áp lực giảm giá gạo nước ta. Giá gạo nhập từ Việt Nam (vào Trung Quốc) sẽ tăng 4% nếu trả bằng USD, do đó họ đang buộc các DN Việt Nam giảm giá để “bù đắp tổn thất”. Nếu không, họ có thể giảm mua gạo từ nước ta. Riêng gạo xuất qua đường biên mậu, những ngày qua giá đã bị giảm 300 đồng/kg (13 USD/tấn). Hiện Trung Quốc chiếm 38% tổng số 3,72 triệu tấn gạo xuất khẩu Việt Nam. Trước tình hình đó, các DN gạo Việt buộc phải nỗ lực tìm kiếm thêm những thị trường mới.

 

Loay hoay chọn giống

 

Gạo Việt Nam ngày nay còn phải cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Pakistan - hiện đang giảm giá đáng kể. Hôm 8-9, chính phủ Thái Lan đang chủ trương bán đấu giá 732.806 tấn gạo dự trữ trong tổng số hơn 14 triệu tấn gạo tồn kho nên những ngày tới sẽ cạnh tranh gay gắt với gạo Việt về giá. Hiện, gạo Việt 5% tấm có giá từ 325-335 USD/tấn và 25% tấm là 320-330 USD/tấn, đang thấp hơn gạo cùng chủng loại của Thái Lan từ 15-20 USD/tấn. Giá gạo trong nước tuần này cũng đã giảm 100 đồng/kg (4 USD/tấn) so với tuần trước. Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã xuất được 3,626 triệu tấn gạo với giá bình quân là 415,10 USD/tấn.

 

TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết Việt Nam chỉ xuất khẩu chủ yếu gạo trắng hạt dài với giá dao động từ 350-360 USD/tấn nhưng lại rất khó cạnh tranh vì rất nhiều nước cũng xuất khẩu loại gạo này.

 

“Nếu không chuyển đổi đa dạng mặt hàng xuất khẩu mà chỉ chăm chăm vào gạo trắng hạt dài thì mình sẽ thua nữa. Thị trường Hồng Kông, EU, Mỹ có nhu cầu lớn và chấp nhận mua với giá cao nhưng sản lượng gạo thơm xuất khẩu trên thế giới rất ít. Vừa rồi, tôi có dịp tham quan một công ty xuất khẩu gạo ở Cà Mau và được biết mỗi tấn gạo hữu cơ, công ty này bán được từ 3.000-3.500 USD.

 

Các thị trường nhập khẩu nói trên cần gạo ngon, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và gạo hữu cơ đều đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thay vì xuất khẩu gạo trắng hạt dài, sao chúng ta không chuyển sang trồng và xuất khẩu gạo hữu cơ cũng như gạo thơm, nếp… có giá bán rất tốt? Làm như vậy, thu nhập của nông dân mới tăng được” - ông Bảnh đặt vấn đề.

 

Trong khi đó, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng vấn đề trồng lúa thơm, lúa chất lượng cao (CLC) đã được Bộ NN-PTNT đề cập trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. “Không phải chuyển diện tích sang trồng lúa thơm hết là được. Năm 2011, Bộ NN-PTNT chỉ đạo tăng diện tích lúa CLC, riêng tỉnh Kiên Giang chuyển được khoảng 70% diện tích nhưng đến khi thu hoạch, lúa IR50404 lại bán giá cao trong khi lúa CLC giá bán cũng ngang bằng với lúa IR50404 mà chi phí sản xuất lại cao hơn! Do vậy, việc cần làm là phải kết nối sản xuất với thị trường bởi nếu chuyển sang trồng lúa CLC mà không bán được thì nông dân lại thua lỗ” - ông Hiệp phân tích.

 

Chất lượng quyết định tất cả

Chuyên gia nông nghiệp - GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng trước đây, do thiếu đói nên Việt Nam phải trồng lúa cao sản để giải quyết cái ăn. Nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chúng ta phải tính đến chuyện nâng cao chất lượng hạt gạo để bán được giá cao và dễ dàng trong xây dựng thương hiệu.

“Nếu cứ để nông dân trồng hoài các loại giống lúa cao sản thì đời sống của họ chẳng bao giờ khá lên. Tôi hy vọng Chính phủ sẽ có những chỉ đạo cho ngành nông nghiệp sớm xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng để vừa giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân vừa đủ sức cạnh tranh với gạo của các nước trong khu vực đang trỗi dậy” - GS-TS Võ Tòng Xuân nói.

 

Theo CafeF.

Trở lại      In      Số lần xem: 784

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD