Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33256629
Kinh nghiệm phát triển thị trường KH&CN của Malaixia
Thứ tư, 29-08-2018 | 08:20:18

Từ năm 1988, chính phủ Malaixia đã xây dựng hệ thống hỗ trợ tài chính cho các hoạt động KH&CN. Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (MOSTI) chịu trách nhiệm quản lý các chương trình hỗ trợ NC&PT và đổi mới công nghệ trên cả nước. Cùng với các chương trình hỗ trợ NC&PT, như Quỹ Khoa học (ScienceFund), Quỹ Công nghệ (TechnoFund), Quỹ Đổi mới (InnoFund), Quỹ Thương mại hóa NC&PT (CRDF), Chính phủ cũng xây dựng một quỹ tập trung vào hỗ trợ các dự án/hoạt động nhập và làm chủ công nghệ nhập - Quỹ Hỗ trợ nhập công nghệ (TAF).


Quỹ Tiếp thu và làm chủ công nghệ (Technology Acquisition Fund - TAF) hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Malaixia để nhập và làm chủ công nghệ của nước ngoài để có được các bí quyết, tài sản trí tuệ, hình mẫu công nghệ, thiết kế... thông qua hình thức li-xăng công nghệ, mua quyền sở hữu công nghệ và các dịch vụ đào tạo. Quỹ hỗ trợ một phần chi phí nhập một số đối tượng công nghệ chủ yếu (sáng chế, thiết kế, bí quyết kỹ thuật) và chi phí thuê chuyên gia của nước ngoài để đào tạo, tư vấn hỗ trợ chuyến giao công nghệ. Mức hỗ trợ tối đa là 2.000.000 RM (ringgit-tiền Malaixia) hoặc 50% (tùy theo mức nào thấp hơn) chi phí mua công nghệ của nước ngoài. Doanh nghiệp được hỗ trợ:

- Phải thành lập và hoạt động ở Malaixia;

- Cổ phần của Malaixia chiếm tỷ trọng ít nhất là 51%, nhà cung cấp công nghệ không được phép sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp có dự án xin hỗ trợ;

- Công nghệ đề xuất để làm chủ phải sẵn sàng ở giai đoạn khả thi và đã được ứng dụng vào sản xuất (đã thương mại hóa) ở quốc gia mà công nghệ được tạo ra;

- Công nghệ được hỗ trợ phải thuộc các chùm lĩnh vực công nghệ (technology cluster) ưu tiên của quốc gia;

- Dự án xin hỗ trợ phải tạo ra được sản phẩm vật chất (tangible), không chỉ là các sản phẩm vô hình (tài sản trí tuệ);

- Công nghệ được hỗ trợ phải được doanh nghiệp ứng dụng ngay vào sản xuất;

- Đội ngũ quản lý, tiếp thị và kỹ thuật của dự án phải cỏ năng lực và kinh nghiệm.

Quỹ Công nghệ (TechnoFund) khuyến khích các doanh nghiệp vừa và lớn đầu tư đổi mới công nghệ dựa trên các hoạt động đầu tư cho NC&PT; Nâng cao năng lực của các viện nghiên cứu, trường đại học trong việc thực hiện NC&PT, thương mại hóa các kết quả NC&PT thông qua các hình thức li-xăng, thành lập và phát triển các doanh nghiệp spin-off. Đối với doanh nghiệp được hỗ trợ, tỷ lệ phần vốn góp của người Malaysia trong doanh nghiệp có dự án xin hỗ trợ chiếm ít nhất 51%. Đối với tổ chức NC&PT, dự án xin tài trợ phải sự hợp tác giữa tổ chức NC&PT và doanh nghiệp. Dự án xin hỗ trợ phải thuộc các chùm công nghệ ưu tiên: nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), ứng dụng công nghiệp. Dự án xin hỗ trợ có thể được tiến hành thực hiện trong nước và nước ngoài.

Chương trình hỗ trợ Thương mại hóa kết quả NC&PT (Commercialisation of Research and Development Fund - CRDF). Chương trình tài trợ một phần kinh phí (50-70% hoặc 2.000.000 RM) thúc đẩy thương mại hóa các kết quả NC&PT trong nước. Doanh nghiệp tham gia Chương trình này phải đáp ứng các điều kiện: (1) thành lập theo Luật Công ty năm 1965; (2) Tỷ lệ giá trị cổ phần của do người Malaixia nắm chiếm ít nhất 60%; (3) Dự án xin hỗ trợ phải có sự hợp tác kỹ thuật với trường đại học/viện NC&PT, trừ các trường hợp chủ dự án là công ty liên doanh với tổ chức NC&PT, công ty có bộ phận NC&PT.

Chương trình hỗ trợ tài chính cho các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao (Financing for High Tech Industries). Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các dự án công nghệ cao (điện tử, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới, phần mềm, năng lượng tái tạo...) thông qua hình thức tín dụng ưu đãi với kinh phí cho vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư của dự án dùng đề mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Thời hạn cho vay có thể lên đến 8 năm, trong đó mỗi giai đoạn thanh toán không quá 3 năm, mức lãi suất là 5%/năm.

 

N.M.P - NASATI, theo IPP .

Trở lại      In      Số lần xem: 385

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD