Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33259975
Lạ lùng nông nghiệp Nhật Bản
Thứ hai, 11-02-2013 | 22:59:08

Ở Nhật Bản hiện nay, tuổi trung bình của nông dân là hơn 70, đất trồng trọt bị bỏ hoang nhiều. Trong khi đó, không ít công ty tham gia công việc đồng áng, sản xuất phân vi sinh hút nước để chống lũ lụt, phủ xanh đất trống, đồi trọc …

 

 

Giáo sư Nobu Oka	Ảnh: Đ.P
Giáo sư Nobu Oka. Ảnh: Đ.P.

Tiếp tôi tại văn phòng của mình trong khu học xá Trường Đại học Nông nghiệp Tokyo, Giáo sư Nobu Oka cho biết, Nhật Bản mới tự túc được 40% lương thực, đang phấn đấu nâng tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020. Mặc dù có giống cây trồng tốt, tỷ lệ cơ giới hóa cao, nhưng ngành nông nghiệp Nhật Bản đang đối mặt nhiều vấn đề không dễ giải quyết trong thời gian ngắn.

 

Tuổi trung bình nông dân hơn 70

 

Giáo sư Oka nói rằng, một diện tích lớn đất canh tác đang bị bỏ hoang, trong khi chính phủ phải nhập khẩu lương thực với số lượng lớn, để đáp ứng nhu cầu của người dân và ngành chăn nuôi. Ông cho biết, nhiều thanh niên Nhật Bản chán việc nghề nông, rời bỏ làng quê ra thành thị để kiếm việc. Tình trạng này được coi là rất nghiêm trọng trong bối cảnh Nhật Bản từ lâu bị liệt kê là quốc gia có dân số già.

 

Ông Oka nói rằng, hiện nay, toàn các cụ già làm ra lúa gạo để nuôi cả nước. Tuổi trung bình của nông dân Nhật Bản là trên 70 tuổi, dù làm ruộng vất vả, không thích hợp với người cao tuổi. Để hỗ trợ và khắc phục tình trạng người già làm nông, chính phủ Nhật Bản tìm mọi cách để việc đồng áng bớt nặng nhọc, nông dân có thu nhập cao, như đưa máy móc dễ sử dụng về cho nông dân, cung cấp giống mới có năng suất cao, áp dụng công nghệ sau thu hoạch tân tiến…

 

Theo ông Oka, quan niệm xưa của người Nhật rằng đất trồng trọt chỉ dành cho nông dân hiện nay không đúng, nhiều nông dân sở hữu nhiều đất trồng trọt nhưng lại để hoang hóa bởi nhiều lý do. Vì vậy, tốt nhất là giao đất đó cho bất kỳ ai muốn làm nông nghiệp, không nhất thiết phải là nông dân.

 

Vị giáo sư này cho rằng, đất nông nghiệp dứt khoát phải dành cho sản xuất nông nghiệp, không được dùng vào các mục đích khác như xây dựng hạ tầng, khu công nghiệp... vì đây là tài nguyên quí hiếm của quốc gia, giảm bớt diện tích đất trồng trọt tác động trực tiếp đến an ninh lương thực. Quan điểm của ông là chính phủ Nhật Bản không nên trợ cấp cho nông nghiệp, trái với nhận thức chung lâu nay về hệ thống trợ cấp tinh vi mà chính phủ nước này áp dụng cho ngành sản xuất lương thực trong nước.

 

Nghe câu chuyện chuột phá hoại lúa trên diện rộng ở tỉnh Thái Bình quê tôi, giáo sư Oka gợi ý, ngoài dùng bẫy chuột thông thường, nông dân Việt Nam nên sử dụng bẫy điện. Thấy tôi giật mình vì bẫy chuột bằng điện có thể làm chết người, ông cho biết, nông dân Nhật Bản dùng bẫy điện với cường độ dòng điện rất nhỏ, chỉ 0,2 ămpe, nhưng điện thế cao đến 700 vôn, đủ làm chết chuột nhưng không ảnh hưởng tính mạng con người.

 

Ông Ito lái xe cho tôi trong thời gian ở Nhật Bản cho biết, quê ông ở vùng trồng lúa tỉnh Niigata nhưng gần như không có chuột vì nông dân nuôi mèo, không diệt rắn ráo, và không săn bắt cáo vì đó là những thiên địch của chuột.

 

 

Ông Tanoshima tại phòng thí nghiệm của Cty Verde
Ông Tanoshima tại phòng thí nghiệm của Cty Verde.

Doanh nghiệp làm nông

 

Tại một cơ sở sản xuất phân vi sinh từ đất sét và rong rêu ở Atsugi, tỉnh Kanagawa, ông Tetsuya Tanoshima, Chủ tịch Cty Verde, dẫn tôi vào phòng thí nghiệm của Cty. Ông cho biết, tuy Verde chỉ có 4 cán bộ, nhân viên nhưng mỗi năm làm ra lượng sản phẩm trị giá 80 triệu yên (8 triệu USD).

 

Đích thân ông Tanoshima hằng ngày đo đếm, kiểm soát từng thành phần hóa học trong đất sét và rong rêu hoai mục được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh Verde. Sản phẩm của Cty được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu. Verde có một nhà máy sản xuất phân vi sinh dưới dạng tấm lớn dày như tấm gỗ mặt bàn.

 

Loại phân này có khả năng trữ nước rất lớn được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản như là một giải pháp chống lũ lụt và giúp phủ xanh sa mạc và đồi núi trọc. Để chứng minh điều đó, ông Tanoshima bẻ một mẩu phân vi sinh to bằng đầu ngón chân cái bỏ vào nửa cốc nước lớn. Sau một phút, toàn bộ nước trong cốc bị hút cạn.

 

Tại cơ sở sản xuất của Cty, những tấm lớn phân vi sinh có trộn lẫn các hạt giống được ép bằng máy rồi đưa lên máy bay thả xuống vùng sa mạc, đồi núi trọc. Do tính chất hút nước mạnh, những tấm phân vi sinh này trữ được nhiều nước mưa.

 

Trong môi trường ẩm và giàu thổ nhưỡng, những hạt giống trộn trong đó bắt đầu nảy mầm. Cây mọc lên có lá che phủ giữ cho vùng đất được trải phân vi sinh ẩm thấp, thích hợp cho côn trùng phát triển. Khi có nhiều côn trùng sinh sôi nảy nở, các loài chim bắt đầu đến ăn côn trùng, hoa quả. Phân chim chứa nhiều hạt cây được thải ra gặp môi trường ẩm nên hạt lại nảy mầm.

 

Tanoshima cho biết, các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, tỏ ra đặc biệt quan tâm công nghệ sản xuất phân vi sinh Verde giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc. Thấy ông trình bày, viện dẫn các số liệu, biểu đồ, phân tích khoa học vanh vách, tôi tò mò muốn biết học vấn của ông. Ông phá lên cười nói rằng ai đến thăm Cty cũng hỏi một câu như vậy. Kiến thức về nông nghiệp mà ông có được hoàn toàn do tự học. Bằng cấp duy nhất của ông là bằng trung cấp thể thao chuyên ngành bóng chày.

 

Theo Tienphong.

Trở lại      In      Số lần xem: 2417

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD