Lúa chuyển gen sử dụng gen cỏ dại để chống lại hạn hán
Thứ năm, 13-04-2017 | 20:41:33
|
Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, lúa là cây trồng lớn thứ 3 trên thế giới sau lúa mì và bắp. Nó là thực phẩm chính ở các khu vực rộng lớn trên thế giới và với nhu cầu đang tăng lên và mối nguy hiểm đang hiện hữu của biến đổi khí hậu, khả năng hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo là một mối bận tâm ngày càng tăng. Trung tâm Khoa học tài nguyên bền vững (CSRS) của RIKEN đang phát triển các chủng lúa chuyển gen mới kết hợp một gen từ cỏ thale cress (Arabidopsis thaliana) để giúp chúng kháng hạn tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu CSRS cho hay cây trồng có thể thích nghi với hạn hán bằng cách tạo ra các loại hóa chất có tên osmoprotectant vốn bao gồm nhiều dạng đường khác nhau. Bằng cách tăng nồng độ của các chất bảo vệ này trong tế bào, chúng có thể giữ nước tốt hơn.
Chìa khóa để sản sinh một loại đường bảo vệ có tên galactinol là enzyme Galactinol synthase (GolS). Làm việc với Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) ở Colombia và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JIRCAS), Trung tâm CSRS đã đưa khả năng sản sinh GolS vào lúa bằng cách cắt ghép một gen từ loài cỏ kháng hạn-mặn thale cress.
“Gen Arabidopsis GolS2 lần đầu tiên được xác định bằng nghiên cứu cơ bản tại RIKEN. Sử dụng nó, chúng tôi có thể cải thiện sức kháng với sức ép lên quan đến hạn hán và tăng sản lượng hạt của lúa trong điều kiện ruộng khô. Đây là một trong những trường hợp hình mẫu tốt nhất mà kiến thức nghiên cứu cơ bản đã được áp dụng thành công hướng tới nghiên cứu giải pháp cho một vấn đề liên quan đến lương thực”, nhà nghiên cứu tại RIKEN Fuminori Takahashi cho biết.
Để sản xuất các chủng lúa mới này, nhóm bắt giống lúa châu Phi và Brazil và thông qua kỹ thuật cắt nối gen (gene splicing), họ có thể làm cho lúa biển hiện quá mức gen GolS2. Sau đó chúng trồng chủng lúa mới trong nhà kính dưới điều kiện có kiểm soát và kiểm tra các enzyme được cây trồng chuyển gen sản sinh và so sánh với một nhóm đối chứng không sửa đổi.
Sau đó nhóm kiểm tra cây trồng chuyển gen dưới các điều kiện hạn hán mô phỏng và phát hiện ra rằng lúa sửa đổi gen cho thấy lá ít xoăn hơn – một dấu hiệu cho thấy có sức ép hại hán. Cuối cùng lúa thử nghiệm được trồng và kiểm tra thực tế ở Cambodia và ở các khu vực và mùa khác nhau trong khoảng thời gian 3 năm. Trong mỗi trường hợp, lúa sửa đổi gen cho năng suất cao hơn, ít xoăn lá hơn, sản sinh nhiều sinh khối hơn, sinh sản tốt hơn, hàm lượng nước cao hơn và tạo ra nhiều chất diệp lục hơn thậm chí trong điều kiện hạn nhẹ đến hạn nặng.
“Giờ chúng tôi đang bắt đầu dự án cộng tác tiếp theo mà ở đó chúng tôi sẽ tạo ra giống lúa hữu ích mà không sử dụng công nghệ [sửa đổi gen]. Có thể mất 5 đến 10 năm để đạt được mục tiêu này nhưng chúng tôi phải tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu theo hướng đó vì hạn hán và biến đổi khí hậu có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lai”, Takahashi cho biết thêm.
LH - Dostdongnai, theo New Atlas. |
![]() ![]() ![]() |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|