Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33196210
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Chuyển đổi cây trồng, điều chỉnh cơ cấu giống lúa cho phù hợp
Thứ hai, 26-10-2020 | 08:22:38

“Khuyến cáo chuyển đổi cây trồng vùng thiếu nước tưới vào thời điểm cuối mùa vụ; các địa phương cần phải điều chỉnh lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa một cách linh hoạt nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng…”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

 
Sáng 23/10, tại TP. Nha Trang (Khánh Hoà), Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, vụ mùa 2020 và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2020 - 2021 các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị.
 
Gặp khó khăn, vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất
 
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, hội nghị không chỉ đánh giá kết quả sản xuất của vụ hè thu, vụ mùa, mà còn là dịp gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các cơ quan chuyên môn thuộc bộ với sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong việc chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân tới.
 
“Vụ đông xuân là vụ quan trọng nhất của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Đây là vụ chủ lực, không những về diện tích mà còn về năng suất, là tiền đề vững chắc cho cả năm. Trong khi đó, thời tiết những tháng cuối năm nay còn diễn biến hết sức phức tạp; những ngày qua lại ảnh hưởng lũ lụt, bão nên các ngành chức năng cần hết sức quan tâm trong việc chỉ đạo sản xuất”, ông Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
 
img_0019.jpg

Quang cảnh hội nghị

 

Hội nghị thông qua báo cáo sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, vụ mùa 2020 và kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021 vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; đánh giá tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất trồng trọt trong mùa khô 2020 - 2021 và giải pháp phòng chống hạn cho sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021; tình hình sâu bệnh hại vụ hè thu, vụ mùa 2020 và dự báo sâu bệnh vụ đông xuân 2020 - 2021, các biện pháp phòng chống; diễn biến khí tượng thuỷ văn trong vụ hè thu, vụ mùa 2020 - 2021 và dự báo vụ đông xuân 2020 - 2021. Theo đó, tình hình thời tiết vụ hè thu, vụ mùa năm 2020 diễn biến bất thường, nắng nóng, khô hạn xảy ra gay gắt ngay đầu vụ trên diện rộng tại hầu hết các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung và Tây Nguyên. Từ đó đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất một số cây trồng cũng như một số diện tích đất lúa hè thu ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên… Kết quả sản xuất vụ đông xuân 2019 - 2020, tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân đạt 300.600 ha, giảm 19.600 ha; năng suất bình quân đạt 65,76 tạ/ha, tăng 0,53 tạ/ha; sản lượng ước đạt gần 2 triệu tấn, giảm 112.000 tấn so với vụ đông xuân 2018 - 2019. Tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu năm 2020 ước đạt 162.000 ha, giảm 17.000 ha; năng suất ước đạt 60,97 tạ/ha, tăng 1,04 tạ/ha; sản lượng ước đạt 987.000 tấn, giảm 85.000 tấn so với vụ hè thu năm 2019. Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa năm 2020 ước đạt 266,8 ha, giảm 5.300 ha; năng suất ước đạt 52,47 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.400 tấn, tăng 2.000 tấn so với vụ mùa năm 2019.

 

Việc sản xuất vụ hè thu trong khu vực năm nay dự báo nhiều khó khăn, khi mà lượng nước tại các hồ chứa đã xuống thấp hơn so với cùng kỳ, một số tỉnh thấp hơn các năm hạn nặng 2015 và 2016. Nguồn nước trong các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện đầu vụ hè thu, vụ mùa năm 2020 cũng ở mức thấp, nhiều địa phương tại khu vực Nam Trung Bộ phải điều chỉnh giãn, dừng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Lượng mưa trên địa bàn vùng Nam Trung Bộ phổ biến ở mức thấp hơn TBNN từ 18 - 45%; trong đó tỉnh Khánh Hoà thiếu hụt so với cùng kỳ nhiều năm là 38%. Dự báo trong thời gian còn lại của năm 2020, khả năng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước toàn vùng tăng lên…
 
img_0021.jpg

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

 

Trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ đã quyết liệt trong công tác chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, tổ chức các hội nghị trực tuyến, ra các văn bản, chỉ thị để chỉ đạo; đồng thời lãnh đạo bộ và các cục thường xuyên thăm đồng, kiểm tra chỉ đạo sản xuất tại một số địa phương. Tỉnh ủy, UBND các tỉnh quan tâm, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Các cấp ủy, chính quyền địa phương và nông dân đã nỗ lực vào cuộc, cố gắng trong điều kiện vừa sản xuất vừa chống dịch Covid-19. Chính vì sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan thuộc bộ và các địa phương trong công tác nắm bắt tình hình, chỉ đạo sản xuất, đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả góp phần chủ động trong khắc phục diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết, đại dịch và đảm bảo kế hoạch sản xuất.

 

Linh hoạt điều chỉnh theo điều kiện địa phương
 
Tham luận và phát biểu ý kiến tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, các đơn vị thuộc bộ đều nhất trí cao với báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT mà đại diện Cục Trồng trọt, Cục Thuỷ lợi, Cục Bảo vệ thực vật đã trình bày, đồng thời nêu những nét đặc thù của địa phương, các giải pháp căn cơ để triển khai thực hiện đạt và vượt các mục tiêu kế hoạch cho sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất và đề ra các giải pháp nhằm chống hạn kịp thời, hiệu quả.
 
img_6870.jpg

Nông dân Phú Yên gieo sạ lại những vùng lúa bị ngập úng.

 

Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hoà, cho biết, khánh Hòa có tổng diện tích gieo trồng trên 100.000 ha, cây hàng năm trên 80.000 ha; trong đó diện tích gieo trồng lúa hàng năm trên 45.000 ha, sản lượng trên 260.000 tấn. Riêng năm 2020, do tình hình hạn hán nghiêm trọng, diện tích trồng lúa còn 33.000 ha, sản lượng 195.000 tấn; cây mía diện tích 16.000 ha; cây lâu năm khoảng 25.000 ha; diện tích còn lại là cây công nghiệp và các loại cây ăn quả khác... Mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng không lớn với 10,56% (năm 2019) trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất hàng năm của tỉnh nhưng ngành Nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định an sinh xã hội. Tỉnh có hơn 60% dân số đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, miền núi và thu nhập chính từ lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển những cây, con mà địa phương có thế mạnh. Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2016 - 2020. Sau 4 năm, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.865 ha, trong đó có 852 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động nước sang cây hàng năm khác và 3.013 ha đất trồng cây khác sang trồng cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tỉnh đã hình thành và mở rộng 3 vùng chuyên canh lớn: 6.000 ha xoài ở huyện Cam Lâm, 1.600 ha sầu riêng huyện Khánh Sơn, 600 ha bưởi huyện Khánh Vĩnh; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, xóa đói giảm nghèo nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn.

 
Phát biểu kết luận và chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho hay, vụ hè thu, vụ mùa năm 2020, tình hình thời tiết, sâu bệnh diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến địa phương, sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa; triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021, góp phần vào sự phát triển ngành.
 
“Trước dự báo diễn biến hạn tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới và có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi tới vụ đông xuân 2020 - 2021, Bộ NN-PTNT đề nghị các cục, vụ, các địa phương tập trung chỉ đạo sát sao kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân 2020 - 2021; xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể trên địa bàn, chỉ đạo gieo trồng đúng lịch thời vụ; chỉ đạo rà soát bố trí sản xuất vùng đủ nguồn nước, khuyến cáo chuyển đổi cây trồng vùng thiếu nước nguồn nước tưới vào thời điểm cuối mùa vụ. Đồng thời điều chỉnh lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa một cách linh hoạt nhằm đảm bảo diện tích, năng suất và sản lượng…”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
 
Quốc Hùng - KTNT.
Trở lại      In      Số lần xem: 340

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD