Nghiên cứu về các loại độc tố chống sâu bệnh ở cây trồng biến đổi gien
Thứ ba, 02-04-2013 | 09:46:55
|
Chiến lược mới phổ biến trồng cây trồng biến đổi gien với hai hoặc nhiều chất độc để chống lại côn trùng gây hại không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Nghiên cứu mới này giúp giải thích lý do tại sao một trong những dịch hại lớn đã phát triển sức đề kháng nhanh hơn nhiều so với dự đoán.
Một chiến lược được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa sâu bọ hại cây nhanh chóng với các độc tố từ cây trồng biến đổi gien có thể thất bại trong một số trường hợp, trừ khi con người có các hành động phòng ngừa tốt hơn. Đây là kết quả của nghiên cứu mới do các nhà côn trùng học thuộc Đại học Arizona thực hiện được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Ngô và bông đã được biến đổi gien để sản xuất các protein diệt sâu bệnh từ các vi khuẩn Bacillus thuringiensis viết tắt là Bt. So với việc phun thuốc trừ sâu điển hình, chất độc Bt được sản xuất bởi các cây trồng biến đổi gien là an toàn hơn nhiều cho con người và môi trường, Yves Carriere, một giáo sư côn trùng học tại trường Cao đẳng Nông nghiệp và Khoa học đời sống, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích. Mặc dù cây trồng có chứa độc tố Bt làm giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng, tăng năng suất cây trồng và tăng lợi nhuận nông dân, lợi ích của các cây trồng này sẽ chỉ phát huy tác dụng trong thời gian ngắn nếu sâu bệnh thích ứng nhanh chóng, ông Bruce Tabashnik, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. "Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu làm thế nào côn trùng phát triển sức đề kháng, do đó chúng ta có thể phát triển và thực hiện công tác quản lý dịch hại thân thiện với môi trường theo hướng bền vững hơn". Cây trồng chứa độc tố Bt lần đầu tiên được trồng rộng rãi vào năm 1996, và một số sâu hại đã hình thành sức đề kháng đối với các cây trồng này. Để ngăn chặn sự phát triển hơn nữa tính kháng sâu bệnh đối với cây trồng chứa độc tố Bt, người nông dân gần đây đã chuyển sang chiến lược "kim tự tháp": họ trồng các loại cây biến đổi gien sản xuất hai hoặc nhiều độc tố giết chết cùng một dịch hại. Theo báo cáo trong nghiên cứu này, chiến lược kim tự tháp đã được áp dụng rộng rãi với hai độc tố Bt ở cây bông hoàn toàn thay thế một độc tố Bt ở cây bông từ năm 2011 tại Mỹ. Hầu hết các nhà khoa học trước đó đồng ý rằng cây trồng có hai độc tố sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn đối với cây trồng có một độc tố. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra không phải lúc nào quan điểm trên cũng đúng. Nhóm nghiên cứu thu thập sâu đục quả bông - còn được gọi là Helicoverpa Zea, một dịch hại nông nghiệp chính, có sức đề kháng chống một trong các độc tố Bt là Cry1Ac. Theo dự kiến, sâu bướm vẫn sống sót sau khi nhai cây bông vải sản xuất duy nhất một độc tố. Sự ngạc nhiên đến khi nhóm của Carriere đặt chúng trên cây bông có chứa độc tố Cry2Ab ngoài độc tố Cry1Ac. Trên thực vật có hai độc tố, sâu bướm với sức đề kháng một chất độc sống sót tốt hơn đáng kể hơn so với sâu bướm thuộc một chủng nhạy cảm. Những phát hiện này có thể giải thích các báo cáo cho thấy một số quần thể sâu đục quả hình thành sức đề kháng với cả hai độc tố. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu phân tích các dữ liệu được công bố từ tám loài dịch hại cho thấy một mức độ đề kháng chéo giữa độc tố Cry1 và Cry2 xảy ra ở 19 trong số 21 thí nghiệm. Kháng chéo có nghĩa là đặc tính đề kháng với một độc tố làm tăng tính đề kháng đối với độc tố khác. Theo tác giả của nghiên cứu, thậm chí ở mức độ kháng chéo thấp có thể làm suy yếu chiến lược kim tự tháp nói trên. LHV - Mard, Theo phys.org. |
![]() ![]() ![]() |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|