Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Lai tạo giống cà chua Cherry cho năng suất cao, chất lượng tốt

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  31162669
Những anh hùng thụ phấn thầm lặng của cây
Thứ sáu, 02-06-2023 | 07:59:00

Bướm, ong và thậm chí là cả dơi đều được tụng ca là những nhân vật thụ phấn chuyên nghiệp: những tạo vật này di chuyển từ bông hoa này sang bông hóa khác để săn mồi và trong quá trình này, giúp tái sinh cây cối bằng việc lan truyền phấn hoa.

 

 

Tuy nhiên cũng có những kẻ thụ phấn đa dạng bậc nhất trong tự nhiên thường không được ghi nhận, ngay cả các nhà khoa học cũng ít để ý đến chúng: đó là những bọ cánh cứng mũi dài mà chúng ta vẫn gọi là mọt. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Peer Community in Ecology đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu hơn vào hơn 600 loài mọt, bao gồm cả toàn bộ vòng đời gắn bó với một loại cây trồng cụ thể mà chúng giúp thụ phấn 1.

 

“Ngay cả những người nghiên cứu về sự thụ phấn cũng không coi những con mọt là một trong những loài thụ phấn chính, và những người nghiên cứu về chúng cũng không thường xem xét đến chức năng thụ phấn của chúng như thứ liên quan đến nhóm này”, Bruno de Medeiros, một trợ lý giám tuyển tại Field Museum Chicago và là tác giả chính của nghiên cứu nói. “Có rất nhiều điều quan trọng mà con người để lỡ bởi vì thiên kiến”.

 

Có khoảng 400.000 loài bọ cánh cứng mà các nhà khoa học đã nhận biết, và đưa chúng vào nhóm động vật đông đảo nhất thế giới. Và nhóm lớn nhất của bọ cánh cứng là những con mọt. “Có khoảng 60.000 loài mọt mà chúng ta biết, tương đương với số lượng của tất cả các loài động vật có xương sống gộp lại”, de Medeiros nói. Nghiên cứu mới là một xem xét hàng trăm miêu tả đã được xuất bản trước đây về những tương tác giữa các con mọt và cây cối, để hiểu sâu hơn về vai trò của chúng như những kẻ thụ phấn chuyên nghiệp.

 

Những con mọt thi thoảng cũng được coi như những con vật phá hoại; chúng cũng được tìm thấy trong những hòm xiểng đựng mì, bột, và trong thế kỷ 20, những con mọt bông đã tàn phá cả nền kinh tế bông Nam Mỹ khi ăn hết cả những búp bông. Tuy nhiên cũng có nhiều loài đem lại nhiều lợi ích cho cây cối, cụ thể như những kẻ thụ phấn chuyên nghiệp.

 

“Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào những kẻ thụ phấn tại chỗ bố mẹ – dạng tương tác cây trồng với loài thụ phấn trong đó, côn trùng trưởng thành thụ phấn cho cây cối và cây cối cung cấp vị trí nuôi dưỡng ấu trùng như một sự tưởng thưởng”, de Medeiros chia sẻ. “Đó là một dạng đặc biệt của tương tác thụ phấn bởi vì thường có liên quan với sự chuyên môn hóa cao: bởi vì các loài côn trùng thường dành toàn bộ vòng đời của mình trên cây trồng đó, chúng thường chỉ thụ phấn cho loại cây này. Và bởi vì cây cối thường phụ thuộc vào các loài thụ phấn nên chúng thường chủ yếu sử dụng những tác nhân thụ phấn đó”.

 

Thụ phấn tại chỗ cha mẹ là một dạng cực đoan hơn của mối quan hệ giữa những con bướm vua và những cây chi Bông tai, vốn là những cây duy nhất mà loài bướm vua ăn và đặt trứng của mình vào đó. Nhưng những tác nhân thụ phấn tại chỗ bố mẹ như bướm vua, thường đặt mối liên hệ đi xa hơn: các con bướm vua trưởng thành thường ăn mật hoa của nhiều loại hoa khác nhau nhưng những tác nhân thụ phấn tại chỗ bố mẹ, bao gồm cả các loài mọt, chỉ phụ thuộc vào một cây trồng đối taccs như một nguồn thức ăn và một địa điểm đặt trứng. “Dạng tương tác tác nhân thụ phấn loại này nhìn chung được coi là hiếm có hoặc bất thường”, de Medeiros nói. “Trong nghiên cứu này, chúng tôi chứng tỏ có hàng trăm loài mọt và cây cối đã được ghi nhận nhưng còn rất nhiều, rất nhiều mối quan hệ tương tự như vậy còn chưa được khám phá”.

 

Những mối quan hệ thân thiết đó cho thấy cây cối và mọt cần đến nhau để nảy nở, phát triển. “Cây cọ dầu, vốn được sử dụng để làm bơ thực vật và mứt, không được coi là một cây công nghiệp cho đến khi ai đó xác nhận là loài mọt được tìm thấy như những kẻ thụ phấn”, de Medeiros nói. “Và bởi vì con người có một thiên kiến sai lầm là mọt không phải là tác nhân thụ phấn nên phải mất nhiều thời gian để điều đó được chứng minh”.

 

Anh cũng cho biết, những dạng hiểu sai đó là một trong những động cơ dẫn anh đến nghiên cứu mới này. “Chúng tôi đang nhấn mạnh vào một nhóm côn trùng mà phần lớn con người khi nhìn thấy đều muốn trừ khử. Và chúng tôi đang chứng tỏ là chúng trên thực tế là một điều quan trọng tốt đẹp để gìn giữ các hệ sinh thái và sản phẩm mà chúng ta quan tâm”, anh nói.

 

“Chúng tôi hy vọng rằng bằng việc tổng kết những gì chúng tôi biết và đem lại một số chỉ dấu về những gì chúng ta cần phải tập trung sự chú ý vào, chúng tôi có thể giúp cho những nhà nghiên cứu khác và công chúng hiểu tốt hơn về vai trò của những con mọt như những tác nhân thụ phấn, cụ thể trong những cánh rừng nhiệt đới”.

 

Vũ Nhàn - Tiasang

Nguồn: https://phys.org/news/2023-05-weevils-long-nosed-beetles-unsung-heroes.html

https://www.earth.com/news/weevils-the-unknown-and-underappreciated-pollination-heroes/

——————————————-

1. https://ecology.peercommunityin.org/articles/rec?id=505

 

Trở lại      In      Số lần xem: 97

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD