Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33221415
Nửa đầu năm 2019, xuất khẩu chè tăng cả lượng và trị giá
Thứ bảy, 20-07-2019 | 06:36:56

Những tháng đầu năm xuất khẩu chè liên tiếp tăng trưởng về lượng, nhưng đến tháng 6/2019 đã sụt giảm trở lại 1% so với tháng 5/2019. Tính chung, 6 tháng đầu năm đạt 57,1 nghìn tấn, trị giá 99 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và 8,7% trị giá so với cùng kỳ.

 

Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, với 124.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến chè với công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm.
 
Những thị trường chủ lực nhập khẩu chè của Việt Nam, thì đến nay Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 3,5% tổng lượng chè xuất khẩu đạt 17,23 nghìn tấn, trị giá 34,61 triệu USD, tăng 28,65% về lượng và 15,59% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân 2007,91 USD/tấn, giảm 10,15%. Riêng tháng 6/2019, đã xuất sang Pakistan 3,3 nghìn tấn, trị giá trên 7 triệu USD tăng 0,79% về lượng và 4,94% về trị giá so với tháng 5/2019, nhưng giảm 19,8% về lượng và giảm 26,87% về trị giá so với tháng 6/2018.
 
Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai sau Pakistan là Đài Loan (TQ) đạt trên 8,5 nghìn tấn, trị giá 13,28 triệu USD tăng 5,2% về lượng và 5,34% trị giá, giá xuất bình quân 1559,90 USD/tấn, tăng 0,14% so với cùng kỳ. Kế đến là Nga, tuy nhiên xuất khẩu sang Nga giảm 10,59% về lượng và 8,72% trị giá tương ứng với 6,5 nghìn tấn, 10,05 triệu USD.
 
Đối với thị trường Trung Quốc lục địa, mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa nhưng thị trường này chỉ đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng, đạt 3,44 nghìn tấn; 10,31 triệu USD, giảm 36,17%% về lượng nhưng tăng 49,04% về trị giá, giá xuất bình quân 2994,73 USD/tấn, tăng gấp 2,3 lần (tương ứng 133,49%) so với cùng kỳ.
 
Ngoài những thị trường xuất khẩu chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu chè sang các quốc gia khác như UAE, Đức, Thổ Nhĩ, Saudi Arabia…
 
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2018, lượng chè xuất sang các thị trường hầu hết đều suy giảm, số này chiếm trên 52%, trong đó xuất sang thị trường Đức giảm nhiều nhất, 83,95% về lượng và 84,35% về trị giá, tương ứng với 39 tấn, trị giá 183,5 nghìn USD, giá xuất bình quân 4705,36 USD/tấn, giảm 2,51% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang UAE cũng giảm mạnh, 65,99% về lượng và 57,48% trị giá với 303 tấn, trị giá 544,75 nghìn USD, giá xuất bình quân tăng 25,05% đạt 1787,87 USD/tấn. Ở chiều ngược lại xuất sang thị trường Co Oét tăng mạnh, tuy chỉ đạt 25 tấn, trị giá 47,7 nghìn USD nhưng tăng 47,06% về lượng và 5,12% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
 
Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ có thêm thị trường Iraq với lượng xuất 2,3 nghìn tấn, trị giá 3,5 triệu USD.
 
Dự báo tác động thị trường của chính sách thuế của Mỹ đối với chè Trung Quốc, theo ông Goggi, chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ, Mỹ không phải nước sản xuất chè nên rõ ràng không có dòng chè thương phẩm nội địa cần phải bảo vệ bằng thuế, hoặc không có bất cứ phân khúc việc làm nông nghiệp nào cần bảo vệ. Phần lớn thị trường chè tại các nước sản xuất lớn là thị trường nội địa, và thị trường nội địa sẽ hưởng lợi khi nguồn cung cho xuất khẩu giảm đi. Hơn nữa, tỷ lệ xuất khẩu chè từ Trung Quốc trên tổng sản lượng rất thấp nên nước này sẽ không chịu tác động từ chính sách tăng thuế của Mỹ.
 
Mỹ là nước nhập khẩu chè lớn thứ ba thế giới, nhưng các nhà cung cấp rải rác trên khắp thế giới. Trung Quốc cho tới nay là nước cung cấp chè xanh lớn nhất nhưng Argentina là nước cung cấp chè đen lớn nhất cho thị trường Mỹ. Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya đều góp thị phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu chè của Mỹ.
 
Tương tự như thực trạng sản xuất – xuất khẩu chè tại Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam trên tổng sản lượng ở mức thấp và thị trường nội địa vẫn là thị trường tiêu thụ chính. Các chính sách tăng thuế nhập khẩu chè Trung Quốc trên thị trường Mỹ có khả năng không tác động mạnh tới các luồng thương mại chè hiện nay trên thế giới lẫn triển vọng xuất khẩu chè từ Việt Nam.
 
Thị trường xuất khẩu chè 6 tháng năm 2019
 

Thị trường

6T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Pakistan

17.238

34.612.352

28,65

15,59

Đài Loan

8.518

13.287.189

5,2

5,34

Nga

6.541

10.055.657

-10,59

-8,72

Indonesia

4.476

4.329.287

-0,11

-1,17

Trung Quốc

3.445

10.316.856

-36,17

49,04

Mỹ

2.673

3.376.956

-19

-10,47

Malaysia

2.124

1.618.551

5,46

1,32

Saudi Arabia

1.075

2.766.398

11,75

9,6

Ukraine

661

1.083.736

40,64

37,48

Ấn Độ

579

834.485

46,58

126,46

Philippines

416

1.079.391

10,93

10,27

Ba Lan

358

496.948

-34,55

-40,18

UAE

303

544.756

-65,99

-57,48

Thổ Nhĩ Kỳ

149

291.116

-24,75

-27,32

Đức

39

183.509

-83,95

-84,35

Co Oét

25

47.775

47,06

5,12

(*tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: VITIC tổng hợp/ TCHQ, Agromonitor

Hương Nguyễn - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 440

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD