Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33255363
Quyền tự chủ của viện nghiên cứu theo mô hình tam giác tri thức
Thứ năm, 20-11-2014 | 08:12:23

 


GS.TS Dương Nguyên Vũ Viện trưởng Viện
John von Neumann - ĐH quốc gia TPHCM
thành viên lãnh đạo Eurocontrol - Trung tâm Đổi mới
sáng tạo trong lĩnh vực hàng không châu Âu
Quyền tự chủ của các viện nghiên cứu phải đi cùng trách nhiệm giử vững sự quân bình của các bên của tam giác tri thức – một yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức, và trách nhiệm liên đới của các cơ quan chủ quản nếu thế quân bình không được giử vững. Thiếu sự quân bình này sẽ đưa đến sự biến dạng của viện nghiên cứu thành công ty kinh doanh hoặc thành trung tâm đào tạo tư thục “phi lợi nhuận”.

 

Khái niệm về quyền tự chủ

Trong những năm đầu thế kỷ, châu Âu cũng từng sôi nổi nhiều với câu chuyện trao quyền tự chủ  cho các đại học công lập và các viện nghiên cứu. Một tiền đề cho  câu chuyện này là chất lượng của các đơn vị này có thể được cải tiến một cách tuyến tính so với mức độ tự chủ được trao. (Reicher & Tauch 2005 , Sursock & Smidt 2010 ).

Ta nên hiểu về việc trao quyền tự chủ như thế nào? Có phải đó là trao quyền tự do cho tất cả những cá nhân có trách nhiệm thực hiên công việc được giao. Tự chủ có phải là tự do hay không? Và tự do đó là gì? Hay là đó chính là quyền tự trị và tự quản của một tổ chức? Rồi nhiệm vụ của đơn vị, trách nhiệm đối với cơ quan chủ quản cũng như đối với xã hội có được đảm bảo hay không khi nhiệm vụ và trách nhiệm được chuyển giao cho một cá nhân hay một tập thể chịu trách nhiệm lãnh đạo tiến hành nhiệm vụ đó?

Quyền tự chủ, khi thực hiện với tinh thần trách nhiệm (responsibility) và trách nhiệm-liên đới (accountability) chắc chắn sẽ dẫn đến sự xuất sắc trong học thuật, quản trị và quản lý tài chính của các tổ chức. Nếu nó không dẫn đến điều này, ta có thể kết luận một cách an toàn là quyền tự chủ đó đã bị lạm dụng.” (Triết lý Giáo dục của Trường Đại học Mumbai).
Các dự thảo của Hiệp ước Bologna năm 2003 (P. Nyborg 2003 ) cho thấy việc tự quản về tài chính và tự do học thuật của  một tổ chức là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học tạị Châu âu. Họ định nghĩa như sau:

Quyền tự chịu trách nhiệm trong học thuật (academic autonomy) là quyền tự do quyết định về các vấn đề học thuật như chương trình đào tạo, giáo trình và các công cụ giảng dạy, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá học tập của sinh viên.

Quyền tự trị (administrative autonomy) là quyền tự do trong việc quản trị của cơ quan, đơn vị đối với cơ quan chủ quản. Đó là quyền tự do được quản lý các công việc theo hướng tác động và khuyến khích các tư duy cầu tiến, sáng tạo (initiatives) trong công việc và phát triển con người đang công tác cho cơ quan, và như vậy phát triển cơ quan theo chiều hướng năng động và sang tạo. Việc phát triển nguồn nhân lực là một trong  những việc quản trị, và quyền tự do tuyển nhân sự và quyết định lương của các nhân sự này là một thành phần của quyền tự trị.

Quyền tự quản về tài chính là quyền tự do của một cơ quan trong việc sử dụng một cách cẩn trọng các nguồn tài chính cơ quan đó vận động được, đảm bảo được các ưu tiên  nhiệm vụ của cơ quan. Trách nhiệm (responsibility) và Trách nhiệm – liên đới (accountability) là hai mặt của một bàn tay tự quản.

Sự tự chủ của các tổ chức nghiên cứu được thiết kế gần giống như sự phân quyền (decentralized management), tuy nhiên trách nhiệm liên đới (accountability) chính là khung văn hoá đảm bảo sự thành công của việc tự quản của một đơn vị.Phải chăng quyền luôn luôn đi với trách nhiệm, mà nếu trách nhiệm không được đảm bảo thì quyền này sẽ đi đến đâu?Có ảnh hưởng gì cho cơ quan, đơn vị được giao quyền?

Tam giác tri thức

Vấn đề cấp bách của Việt Nam nói riêng, và ngay ở tại một số quốc gia ở Châu Âu nói chung,  là chất lượng của đào tạo sau đại học, cũng như chất lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ là một yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Điều này càng rõ trong lúc chúng ta hội nhập quốc tế và khi nền kinh tế tri thức đang ngày càng trở nên quan trọng với mọi quốc gia. Không đào tạo được lớp trẻ tinh hoa gắn với sự phát triển đất nước, không có những tập thể nghiên cứu giỏi về khoa học và công nghệ ở trình độ cao của thế giới, chúng ta sẽ không vượt ra khỏi việc chỉ lắp ráp và gia công sản phẩm hoặc bán tài nguyên sẽ cạn kiệt một ngày nào đó.

Điều đáng lo ngại là nghiên cứu khoa học và công nghệ của ta đang tụt hậu quá xa so với các nước trên thế giới, và rất xa so với các nước trong khu vực. Báo chí một vài năm qua đã đưa ra nhiều số liệu về sự tụt hậu này với thống kê từ những nguồn đáng tin cậy. Cũng vậy, chất lượng đào tạo sau đại học của ta rất đáng báo động và không thu hút được các sinh viên có năng lực thực sự. Không chỉ là sự tụt hậu mà điều nguy hiểm nữa là bản chất và giá trị của nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học trong nước đang bị biến đổi một cách lệch lạc so với chuẩn mực chung trên thế giới.

Thực tiễn phát triển giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới đã cho thấy nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học có mối liên quan hữu cơ mật thiết với nhau. Nội dung chính trong đào tạo sau đại học, đặc biệt với đào tạo Tiến sĩ, là học các kiến thức nâng cao và làm nghiên cứu khoa học. Mặt khác, các sinh viên cao học và nghiên cứu sinh là nguồn nhân lực quan trọng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra thông qua các luận án tốt nghiệp. Do vậy, một đất nước không thể có một nền khoa học công nghệ tốt nếu không có một nền đào tạo sau đại học tốt, và ngược lại.

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp cũng có quan hệ hỗ tương với nhau trong việc làm cho một đất nước trở nên giàu mạnh thật sự về cả vật chất và trí tuệ.Sự phát triển của công nghiệp cần có nghiên cứu khoa học để cách tân các qui trình và sản phẩm, có ý nghĩa sống còn trong một thị trường cạnh tranh.Ngược lại, công nghiệp có tài lực để có thể đầu tư cho các nghiên cứu khoa học vốn mang tính rủi ro nhưng nếu thành công sẽ mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với kinh phí đầu tư.

 

Để tạo đà xoay chuyển sự yếu kém của nghiên cứu khoa học cần có một quyết sách cho phép một số cơ chế và chính sách nghiên cứu khoa học có tính đột phá.Thứ hai, cần có các mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học mới để áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt đó. Thứ ba, việc đột phá cần tập trung vào một số đơn vị với một số lĩnh vực mũi nhọn cụ thể để có thể tạo nên một hiệu quả nhất định ban đầu.
Theo những số liệu được công bố, tỷ lệ kinh phí đầu tư ở Nhật Bản trong những năm gần đây cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển (R&D) là 14%, 23% và 63%, trong đó các doanh nghiệp đóng góp và thực hiện khoảng 74% phần nghiên cứu phát triển. Sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vào nghiên cứu phát triển và hợp tác với các cơ quan nghiên cứu đã cho phép họ luôn sáng tạo được tri thức mới, liên tục cách tân và do đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Trong khi đó có thể thấy là các tập đoàn nhà nước và công ty của ta hầu như chưa nhận thức được vai trò của nghiên cứu khoa học và đầu tư cho nghiên cứu phát triển như ở các nước tiên tiến, và chuẩn bị sớm cho việc cạnh tranh với các công ty và tập đoàn công nghiệp từ bên ngoài vào trong một tương lai rất gần.

Các điều kiện cần để phát triển nghiên cứu khoa học có chất lượng thật sự, và cũng là các nguyên nhân chính của sự yếu kém về nghiên cứu khoa học trong nước hiện nay, là: (1) lực lượng những người làm nghiên cứu giỏi; (2) điều kiện làm việc tốt và mức lương ổn định và thỏa đáng; và (3) cơ chế và chính sách quản lý và hoạt động hiệu quả.

Ba điều kiện nói trên lại tác động qua lại với nhau. Lương bổng và điều kiện làm việc tốt đòi hỏi những người làm nghiên cứu phải có năng lực thật sự để mang lại hiệu quả cho sự đầu tư. Mặt khác để thu hút lực lượng tinh hoa được đào tạo ở nước ngoài trở về thì cần phải có một môi trường làm việc tiên tiến và mức thu nhập sao cho họ có thể yên tâm làm nghiên cứu trong nước.

Như vậy cả ba vấn đề nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học, và phát triển công nghiệp qua nghiên cứu cách tân (hoặc đổi mới sáng tạo – innovations), cũng như ba điều kiện về lực lượng nghiên cứu, lương bổng, và môi trường làm việc, đều có quan hệ hửu cơ  kiểu con gà-và-quả trứng. Do đó không thể tách rời từng vấn đề, hoặc đáp ứng từng điều kiện, một cách riêng rẽ mà cần phải làm đồng bộ và tiến dần từng bước.

Sự tương tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, và cách tân này cũng như các điều kiện phát triển các tương tác này như nói trên được thể hiện qua mô hình “Tam giác Tri thức” (Knowledge Triangle) mà hiện nay Cộng đồng Liên Minh Châu âu đang theo đuổi vì tam giác này chính là yếu tố cơ bản của nền kinh tế (dựa vào) tri thức. Theo đó đào tạo chất lượng cao, nhất là ở bậc sau đại học cần có kiến thức chuyên sâu cập nhật mới nhất từ các nghiên cứu khoa học, và từ các công nghệ, phương pháp đến từ cách tân (hay đổi mới sáng tạo) trong doanh nghiệp, công nghiêp. Các cách tân này cũng chính là sản phẩm của sự gắn kết viện nghiên cứu, đại học và doanh nghiệp. Trọng tâm của một tam giác tri thức chính là vai trò quản trị của viện nghiên cứu, như là một hạ tầng cơ sở của Tam giác này.Đây là một mô hình được sử dụng để làm kim chỉ nam trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Viện.

Quyền tự chủ của viện nghiên cứu theo mô hình tam giác tri thức

Quyền tự chủ cho các viện nghiên cứu là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với tam giác tri thức để thực hiện được. Quyền tự chủ cho phép các viện nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ của mình, xác định vai trò của mình trong cộng đồng khoa học, và đồng thời triển khai mô hình hợp tác chiến lược với doanh nghiệp, phản ánh sức mạnh tương đối và cân bằng cần thiết của mỗi bên của tam giác kiến thức.

Nếu quyền tự chủ là tự chủ về tài chính hoặc chỉ nặng về việc tự quản về tài chính thì việc kinh doanh các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học là trọng tâm của hoạt động của Viện nghiên cứu thay vì chất lượng nghiên cứu và đào tạo sau đại học. Từ từ, việc kinh doanh này sẽ biến viện nghiên cứu thành một công ty (thường được gọi là tổ chức khoa học công nghệ) với các lo toan như một công ty kinh doanh thuần tuý. Sự khác biệt phải chăng chỉ là công ty này có một phòng nghiên cứu phát triển (R&D), lúc đầu còn quan trọng nhưng dần dần sẽ chỉ là một bộ phận phát triển, rồi có thể sẽ mất đi. Đây là một việc rất bình thường với các viện nghiên cứu có mục đích kinh doanh, nhất là kho có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, từ các quỹ đầu tư công nghệ. Một Viện nghiên cứu có thể làm kinh doanh một cách bền vững mà không bị biến dạng thành công ty không? Đa từng có một điển hình nào không? Hay ngay cả các Trung tâm nghiên cứu mạnh nhất như Xerox Palo Alto Research Center (PARC) cũng không thể tồn tại dưới sức ép của kinh doanh?

 

Việc cân bằng của các bên của tam giác tri thức đòi hỏi phải có một chiến lược và tầm nhìn đồng thời một tập thể lãnh đạo mạnh, đủ tầm vóc để đối phó với sự không thành công nhất thời trong quá trình triển khai chiến lược hoạt động.

Một viện nghiên cứu khoa học với sứ mệnh đóng góp cho nền khoa học và công nghệ với các thành quả khoa học chắc không nên rơi vào hoàn cảnh này. Tự chủ không phải là tự quản tài chính với tất cả mọi cách; không phải có nghĩa là Viện này không còn lệ thuộc vào kinh phí của cơ quan chủ quản, mà phải là tự quản tài chính một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Trong đó trách nhiệm nghiên cứu chất lượng cao, có ảnh hưởng xã hội, có giá trị cho xã hội phải là ưu tiên. Nếu không, Viện nghiên cứu sẽ trở thành một công ty kinh doanh, có thể thành công về tài chính, nhưng cũng có thể mất đi hoàn toàn và khi đó, ai là người làm nghiên cứu, đơn vị nào sẽ làm nghiên cứu? Tại sao lại đầu tư cho cái rủi ro rất cao này chỉ vì để giảm đầu tư cho khoa học và công nghệ trong tức thời?

Nếu tự quản về tài chính được đi kèm theo tự trị về đào tạo, và nguồn thu từ đào tạo được sử dụng như nguồn thu cho sự nghiệp của một viện nghiên cứu (hoặc ngay cả của một đại học) thì dần dần viện/trường sẽ trở về dạng của một trung tâm thuần đào tạo để làm ra lợi nhuận mà rất nhiều trường đạị học tư thục đang đi theo. Cách tân từ nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học sẽ mất đi vì lợi nhuận không đủ đáp ứng chi phí cho nhân sự nghiên cứu khoa học dài hơi, và cho cách tân đầy rủi ro.

Nếu không tự chủ và tự quản hay tự trị thì các viện/trường sẽ trở về mô hình như hiện nay: hoặc là thuần nghiên cứu khoa học hoặc chỉ là đào tạo, và hố chia doanh nghiệp và đại học mãi mãi không lấp đầy được. Kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, và kinh phí sẽ từ từ tóm nhỏ lại đến lúc không còn khả năng phát triển một nguồn nhân lực, và vòng xoay sẽ nhỏ dần cho đến cực tiểu?

Kết luận

Việc giao quyền tự chủ cho viện nghiên cứu khoa học cần phải đi kèm theo trách nhiệm và trách nhiêm – liên đới của viện nói trên và cơ quan chủ quản. Khi nói đến trách nhiệm, thì vai trò lãnh đạo tạo sự quân bình cho các bên của tam giác tri thức là cần thiết. Cần có một lộ trình chiến lược làm rõ các ảnh hưởng của việc tự quản tài chính đi kèm theo quyền tự trị và tự trách nhiệm lên các mục tiêu nghiên cứu khoa học, mục tiêu đào tạo, và cách tân công nghệ với kế hoạch dài hạn có thước đo hàng năm để đánh giá mức độ trách nhiệm với xã hội, với đất nước.

 

Dương Nguyên Vũ - Tiasang.
 



Chú thích:

 1: S. Reichert & C. Tauch. Trends IV: European Universities Implementing Bologna.  European University Association 2005.
2:  Sursock & H. Smidt. Trends 2010: A Decade of Change in European Higher Education. European University Association 2010.
 3: P. Niborg, 2003. Institutional Autonomy and Educational Governance. Council of Europe Conference, Implication of Bologna Process in South-East Europe. Strasbourg, Dec. 02-03.
Trở lại      In      Số lần xem: 952

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD