Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  35
 Số lượt truy cập :  33261724
Rau quả xuất sang Trung Quốc chiếm gần 80% trong tổng kim ngạch
Thứ sáu, 24-11-2017 | 08:20:19

Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch, đạt 2,17 tỷ USD chiếm trên 75,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của cả nước, tăng trưởng 52,7% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Xuất khẩu rau quả liên tục lập kỷ lục trong thời gian gần đây, với kim ngạch XK duy trì tăng trưởng cao. Rau quả được đánh giá là một trong những điểm sáng XK và dần trở thành một trong những mặt hàng chủ lực của nhóm nông - lâm - thủy sản. Trong 5 năm gần đây, XK rau, quả liên tục tăng trưởng ở mức cao, tăng từ 900 triệu USD năm 2012 lên 2,45 tỷ USD năm 2016, có thể đạt kỷ lục với 3 tỷ USD năm 2017. Đến năm 2022, kim ngạch XK rau, quả có thể tăng lên 10 tỷ USD.

 

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường trong 10 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 2,86 tỷ USD; trong đó riêng tháng 10/2017 đạt 240,34 triệu USD, giảm trên 14% so với tháng 9/2017 nhưng tăng mạnh 35,7% so với cùng tháng năm 2016.

 

Trong số 23 thị trường chủ yếu tiêu thụ rau quả xuất khẩu của Việt Nam, thì Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch, đạt 2,17 tỷ USD chiếm trên 75,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của cả nước, tăng trưởng 52,7% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc, là các thị trường cũng đạt kim ngạch cao như: Nhật Bản đạt 104,33 triệu USD, chiếm 3,6%, tăng 67,7% ; Mỹ 83,52 triệu USD, chiếm 2,9%, tăng 23,2%; Hàn Quốc 74,16 triệu USD,  chiếm 2,6%, tăng 4,3%.

 

Rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á chiếm 3,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt 104,78 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái; Xuất khẩu sang EU cũng chỉ chiếm 3%, đạt 85,92 triệu USD, tăng gần 12%.

 

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay sang phần lớn các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu sang một số thị trường tăng mạnh như: Hồng Kông tăng 86,6%, đạt 17,23 triệu USD; U.A.E tăng 57%, đạt 28,85 triệu USD; sang Nhật Bản tăng 65,7%, đạt 104,33 USD; sang Lào tăng 40,6%, đạt 6,59 triệu USD.

 

Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như Campuchia, Indonesia và thị trường Anh, với mức giảm tương ứng 65%, 63% và 30% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Để có được kết quả XK như vậy, trong hàng chục năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, đàm phán XK rau, quả với các nước; đồng thời, phối hợp các ngành hàng để tổ chức nhiều hội chợ, chào hàng tại nước ngoài. Có những thị trường phải mất trung bình từ 5 - 7 năm mới đàm phán thành công việc cấp phép nhập khẩu…

 

Với những nỗ lực kể trên, đến nay, rau, quả Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao như: Hoa Kỳ (đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng và đỏ, chôm chôm, nhãn, vải); Nhật Bản (thanh long ruột trắng và đỏ, xoài); Hàn Quốc (thanh long ruột trắng, đỏ, xoài); New Zealand (xoài, thanh long ruột trắng và đỏ); Australia (vải, xoài)… Hiện, rau, quả Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia trên thế giới.

 

Dư địa để ngành rau, quả gia tăng kim ngạch XK còn rất lớn. Do đó, cần thiết phải triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục thu được giá trị cao nhất từ XK mặt hàng này.

 

Cụ thể, theo các chuyên gia, điều quan trọng hàng đầu là cần xây dựng thương hiệu cho rau, quả XK. Bởi hiện nay, giống như nhiều mặt hàng nông sản khác, cả nước mới chỉ có vài loại rau, quả xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý. Trong khi đó, muốn được bạn hàng thế giới biết đến và thu được lợi ích lớn nhất, phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm. Để làm được điều này, phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao; nông sản không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu... Đặc biệt, cần quan tâm đến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Xây dựng những chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm XK.

 

Hiện nay, Bộ Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan đàm phán, tiếp tục mở rộng thị trường cho các loại rau, quả như: Chanh leo XK sang châu Âu; thanh long ruột đỏ sang Nhật Bản; chanh leo, nhãn sang Australia... Đồng thời, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch các vùng trồng rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường.

 

Xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2017

ĐVT: USD

Thị trường XK

T10/2017

T10/2017 so với T9/2017 (%)

10T/2017

% so sánh 10T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch XK

240.343.596

-14,14

2.864.947.859

+42,64

Trung Quốc

170.881.127

-18,54

2.166.336.248

+52,66

Nhật Bản

10.959.491

-18,01

104.326.266

+67,65

Mỹ

7.602.331

+7,78

83.522.644

+23,19

Hàn Quốc

5.694.118

+8,99

74.264.030

+4,32

Hà Lan

4.249.598

-12,74

51.839.654

+12,93

Malaysia

3.772.692

-26,19

41.046.778

+4,72

Đài Loan

4.307.228

-8,7

38.121.801

+4,92

Thái Lan

2.584.949

+31,79

29.642.147

-9,49

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

3.357.704

+51,48

28.854.850

+56,94

Nga

1.588.890

-0,09

24.414.739

+30,01

Australia

3.551.660

+1,46

24.005.578

+17,74

Singapore

2.435.605

-5,19

23.682.939

+1,66

Hồng Kông

2.453.350

+28,1

17.226.490

+86,57

Canada

1.826.390

+67,82

14.350.305

+1,91

Pháp

1.463.510

+6,39

13.551.385

+36,53

Đức

1.094.559

+30,18

10.615.540

+15,97

Lào

380.460

-52,17

6.590.678

+40,63

Anh

526.379

+20,52

5.301.249

-29,97

Italy

754.465

+204,88

4.609.913

+9,39

Indonesia

39.670

-33,07

3.136.835

-63,32

Kuwait

351.891

-10,45

1.920.946

+11,88

Ukraine

87.544

+15,28

1.039.298

+35,75

Campuchia

112.904

-22,42

684.626

-65,35

 

Thủy Chung - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 577

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD