Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33266024
Sản xuất và tiêu thụ đậu tương tại Việt Nam 2012 và một số dự báo
Thứ bảy, 02-02-2013 | 23:33:31

Do từ cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, mưa to kéo dài cũng như diện tích cây trồng bị thu hẹp nên sản lượng đậu tương nước ta năm 2011 giảm 14% so với năm 2010 xuống cón 254,2 nghìn tấn (tham khảo chi tiết bảng 1 bên dưới). Quy mô sản xuất vẫn còn tương đối nhỏ và không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sản lượng năm 2011 giảm khá xa so với mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đã đề ra trong năm 2010 (325 nghìn tấn) và mục tiêu năm 2020 (700 nghìn tấn). Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất cây trồng còn thấp, chi phí sản xuất lại khá cao và công nghệ thu hoạch vẫn còn rất lạc hậu.

 

Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam (VNFA), đậu tương sản xuất trong nước có mức giá bán kém cạnh tranh so với đậu tương nhập khẩu. Ví dụ, đậu tương sản xuất trong nước hiện có giá là 15.000 VND/kg (tương đương 0,71 USD/kg), trong khi giá đậu tương nhập khẩu chỉ khoảng từ 12.000 – 13.000 VND/kg (tương đương 0,57 – 0,62 USD/kg).

 

Theo số liệu thống kê chính thức, đậu tương đang được trồng tại 25 trong số 63 tỉnh thành cả nước, với khoảng 65% tại các khu vực phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam. Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

 

Các nhà khoa học Việt Nam cũng đang tiếp tục nghiên cứu để cho ra giống đậu tương công nghệ sinh học và hiện đại có sản lượng cao hơn và chi phí sản xuất thấp hơn tại một số khu vực. Bộ NN&PTNT cũng đã phê duyệt đưa 3 loại cây là ngô, bông và đậu tương để trồng cây biến đổi gen trên các cánh đồng thử nghiệm. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào áp dụng để thực hiện khảo nghiệm đậu tương Bt. Thời gian thử nghiệm thường kéo dài từ 2 đến 3 năm trước khi được công nhận và cho đi vào khâu sản xuất.  Theo hệ thống bảo hộ giống cây trồng, do Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) thành lập năm 2002, nhiều giống cây trồng trong đó có đậu tương và cây lạc (hầu hết là giống trong nước) được đăng ký và chấp thuận bảo hộ, đặc biệt là sau khi Việt Namm gia nhập Hiệp hội Bảo hộ giống cây trồng quốc tế (UPOV) năm 2006. Đây cũng là một yếu tố khuyến khích các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu tìm ra những giống cây trồng mới.

 

Bảng 1: Sản xuất đậu tương Việt Nam từ 2007 - 2013

 

 

2007

2008

2009

2010

2011

2012*

2013*

Crop area (thousand ha)

190,1

192,1

146,2

197,8

173,6

200

230

Crop yield (MT/ha)

1,45

1,39

1,46

002

1,46

1,5

1,52

Total production (TMT)

275,5

267,6

213,6

296,9

254,2

300

350

Nguồn: Tổng cục thống kê *số liệu dự báo

 

Hình 1 – Diện tích trồng và sản lượng cây đậu tương tại Việt Nam (2007 – 2013)

 san_luong_dau_tuong_VN_2007_-_2013

Nguồn: Tổng cục thống kê *số liệu dự báo

 

Tiêu thụ

dau_tuong_vietnam_2012-2Hầu hết đậu tương được sản xuất trong nước cũng như đậu tương nhập khẩu đều được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cũng như dùng làm thức ăn chăn nuôi. Các loại thực phẩm không lên men truyền thống như đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu nành được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; số ít được sử dụng để làm nước tương, mắm đậu nành, và sản xuất dầu đậu tương tại các hộ gia đình. Chỉ một lượng nhỏ đậu tương sản xuất trong nước được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Khoảng 60% lượng đậu tương nguyên chất béo nhập khẩu được nghiền để làm dầu đậu tương và bã đậu tương, 18% được dùng làm thức ăn chăn nuôi và 22% được dùng làm thực phẩm cho con người.

 

Năm 2011, sản xuất thức ăn công nghiệp nước ta tăng 8,5% do nhu cầu sử dụng của ngành chăn nuôi tăng mạnh. Bộ NN&PTNT ước tính nhu cầu về thức ăn công nghiệp sản xuất trong nước năm 2012 sẽ vào khoảng 13.000 tấn, đến năm 2015 tăng lên 16.000 tấn và đến năm 2020 là 19.000 tấn. Ngoài ra, nhu cầu trong nước về hạt cho dầu cũng như lộ trình giảm thuế đối với đậu tương (0%) sẽ tạo điều kiện để các nhà máy tại Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong tương lai. Năm 2011, hai cơ sở nghiền đậu tương đầu tiên của nước ta đã bắt đầu vận hành với công suất 4.000 tấn/ngày. Nhà máy Bunge Việt Nam đã nghiền 500.000 tấn đậu tương nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Argentina, Brazil và Paraguay trong 8 tháng đầu vận hành (bắt đầu từ tháng 5 năm 2011). Nhà máy nghiền Quang Minh cũng đã sử dụng 150.000 tấn đậu tương, chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Argentina.

 

Theo VIETRADE.

Trở lại      In      Số lần xem: 3478

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD