Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33261327
Sâu năn – đối tượng gây hại nguy hiểm trên lúa
Thứ sáu, 13-07-2018 | 08:25:17

ThS. Nguyễn Viết Cường

 

Sâu năn hại lúa (Orseolia oryzae) là một đối tượng gây hại nguy hiểm trên lúa, đã và đang gây thiệt hại đáng kể tới sản xuất lúa ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc 03 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Tuy chưa được coi là “dịch” sâu năn, song thiệt hại của nó đã rất rõ. Nhiều diện tích lúa ở các huyện như Tam Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp) và Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Kiến Tường (Long An) trong vụ Thu đông 2017 và Đông Xuân 2017-2018 đã bị chúng gây thiệt hại năng, đã có một số diện tích phải hủy bỏ, không có thu hoạch. Sự xuất hiện và gây hại của sâu năn tập trung nhiều ở những vùng sản xuất lúa 03 vụ hay trà lúa gieo sạ muộn ở từng vụ. Nếu trước đây, sâu năn không nằm trong đối tượng sâu hại được cho là “nguy hiểm” và được đánh giá là “không đáng để quan tâm” thì hiện nay lại là nỗi lo của nhiều người dân trồng lúa, có thể chỉ sau rầy nâu. Sự thay đổi của biến đổi khí hậu theo hướng ngày càng nóng, ẩm; sự tăng vụ sản xuất /năm tạo môi trường thức ăn liên tục, phong phú; sự sử dụng nhiều loại thuốc có độ độc cao, sớm đã diệt nhiều loại “thiên địch” của sâu năn là những lý do quan trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho sâu năn phát triển gây hại. Sự gia tăng mật số nhanh do vòng đời ngắn và số lượng trứng, ấu trùng nhiều ở mỗi chu kỳ cũng làm gia tăng nhanh mật số trên đồng ruộng. Vì vậy, việc quản lý sâu năn thực tế hiện là hết sức khó khăn và tốn nhiều chi phí, song hiệu quả vẫn không cao.

 

Để quản lý sâu năn có hiệu quả cần có một giải pháp tổng hợp từ qui hoạch sản xuất đến qui trình canh tác và sử dụng thuốc một cách khoa học, cụ thể như sau:

 

Ruộng lúa bị hại nặng bởi sâu năn không có khả năng cho thu hoạch - ảnh chụp tại xã Thạnh Hưng – Kiến Tường – Long An. Đông xuân 2017 - 2018

 

- Nên gieo trồng 02 vụ lúa /năm ở mỗi vùng sản xuất để cắt đứt nguồn dinh dưỡng để sâu năn (gồm trưởng thành hoặc ấu trùng) không có cơ hội tồn tại, phát triển lây lan trên diện rộng.

 

- Tiếp tục áp dụng các biện pháp trong IPM để có được cây lúa khỏe, sức sống tốt chống chịu được với yếu tố bất lợi phi sinh học (phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ, hạn…) và sinh học như (các loại sâu, nấm và vi khuẩn…).

 

- Triệt để tuân thủ nguyên tắc 04 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường áp dụng thuốc sinh học để bảo vệ nguồn “thiên địch” của sâu năn rất phong phú trong tự nhiên. Không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sớm, nhất là loại thuốc phổ rộng có độ độc cao.

 

- Cần theo dõi diễn biến của sâu năn trên các phương tiện truyền thông để có được sự phòng ngừa kịp thời.

 

- Khi có dịch cần tổ chức tập trung diệt đồng loạt để sâu năn không có cơ hội phát sinh, phát triển và phát tán rộng.

Trở lại      In      Số lần xem: 1782

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD