Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33261387
Stephen Hawking – Nhà Khoa Học Vật Lý Vĩ Đại
Thứ bảy, 17-03-2018 | 05:54:06

Stephen William Hawking  sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại Oxford, Anh; mất vào ngày 14 tháng 3 năm 2018.


 

Ông là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết, thuộc Đại học Cambridge, Anh Quốc.

 

Công trình khoa học quan trọng: (1) cùng với Roger Penrose, xây dựng lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát, (2) tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking).

 

Ông là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quátcơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải nhiều thế giới về cơ học lượng tử.

 

Ông được phong tặng: Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo Hoàng, Giáo Sư Toán Học Lucas của ĐH Cambridge. Hawking được xếp đứng thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC. Giải thưởng lớn bao gồm: Giải Heineman (1970s), Giải Albert Einstein (1978), Giải Wolf (1988), Giải Hoàng tử Asturias (1989), Huy chương Copley (2006), Huân chương PMF (2009), FPP đầu tiên (2012).

 

LỊCH SỬ HỌC TẬP

 

Thực tế rằng khi 9 tuổi, kết quả học tập của ông chỉ đứng ở phần cuối lớp. Lên các lớp trên có sự tiến bộ hơn nhưng không nhiều. Mặc dù điểm số không tốt nhưng cả giáo viên và bạn bè đều thấy được tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là “Einstein”. Cha Hawking muốn con trai mình học trường Westminster danh giá, nhưng Hawking lúc đó 13 tuổi bị ốm vào đúng ngày thi lấy học bổng. Hawking đành tiếp tục học ở St Albans. Từ 1958, với sự giúp đỡ của thầy dạy toán nổi tiếng Dikran Tahta, họ xây dựng một máy tính với các linh kiện lấy từ đồng hồ, một máy tổng đài điện thoại cũ và các thiết bị tái chế khác. Theo nguyện vọng của cha, Hawking tới học dự bị ở trường mà cha ông từng học (University College thuộc Đại học Oxford). Khi đó, trường không có ngành toán, Hawking quyết định học vật lý và hóa học. Hawking đã thi sớm và giành học bổng tháng 3 năm 1959.

 

Tháng 10 năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford (17 tuổi). Hawking ước tính rằng ông đã học chừng 1000 giờ trong 3 năm ở Oxford (tức trung bình 1 giờ/ngày). Thói quen học hành không ấn tượng này khiến cho các kì thi cuối kỳ của ông trở nên đáng ngại. Ông đã quyết định chỉ trả lời những câu hỏi vật lý lý thuyết và bỏ qua những câu đòi hỏi kiến thức thực tế. Trong khi đó, ông cần phải có một bằng danh dự hạng nhất để đăng ký học tại ngành vũ trụ học tại Đại học Cambridge mà ông mong muốn. Kỳ thi diễn ra căng thẳng và cần có thêm buổi kiểm tra vấn đáp (viva) để phân hạng. Kết quả ông được hạng Nhất ngoài mong đợi. Ông theo học “trên đại học” tại Trinity Hall (Đại học Cambridge) từ tháng 10 năm 1962. Ông đã phải vật lộn với sức khỏe suy giảm trong thời kỳ này. Hawking bắt đầu vướng phải những khó khăn trong vận động, kể từ năm cuối ở Oxford, tiếng nói của ông trở lên lắp bắp. Năm 21 tuổi, người ta chẩn đoán ông mắc bệnh thần kinh vận động và khi đó các bác sĩ cho rằng ông chỉ sống thêm được 2 năm nữa. Hawking bắt đầu nổi danh về trí tuệ xuất chúng cũng như tính cách phản biện gay gắt, khi ông công khai thách thức công trình của Fred Hoyle và sinh viên của ông này. Ông nhận bằng tiến sĩ tháng 3 năm 1966, với luận án "Các kỳ dị và Hình học của Không-Thời gian" nhận giải Adams cùng với cùng với luận án của Penrose (giải dành cho nghiên cứu toán học xuất sắc nhất năm 1966 của Cambridge).

 

CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH TẬT ĐỂ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

Vào cuối thập niên 1960, năng lực thể chất của Hawking suy giảm nặng dần. Khi dần mất khả năng viết, ông phát triển các phương pháp thị giác để bù đắp, bao gồm nhìn các phương trình theo cách hiểu hình học. Rất nhiều sự thuyết phục mới làm cho ông chấp nhận ngồi xe lăn vào cuối những năm 1960. Nhà thông thái này đã khám phá ra "Định luật thứ hai của cơ học hố đen", khẳng định rằng chân trời sự kiện của hố đen không bao giờ có thể thu nhỏ hơn. Từ năm 1973, Hawking bắt đầu chuyển sang nghiên cứu hấp dẫn lượng tửcơ học lượng tử. Năm 1974, ông chỉ ra rằng: hố đen phát ra bức xạ - bức xạ Hawking - cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi. Khám phá này được chấp nhận rộng rãi như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết. Năm 1984, ông hoàn thành muột cuốn sách nổi tiếng với kiến thức đại chúng là A Brief History of Time (Lược sử thời gian), bên cạnh quyển Vũ Trụ trong vỏ hạt dẻ năm 2002 để phổ biến kiến thức khoa học.

 

Mùa hè năm 1985, Hawking mắc viêm phổi nặng có thể đe dọa tính mạng; ông đã sống sót trải qua một ca phẫu thuật mở khí quản và loại bỏ năng lực phát âm ít ỏi còn lại của ông. Chi phí chăm sóc được một quỹ ở Hoa Kỳ chu cấp. Ông sử dụng một chương trình máy tính tên là "Equalizer" từ Walt Woltosz. Đó là phương pháp đã được ông sử dụng tới ngày nay. Với một công tắc, ông chọn các cụm từ, từ, hoặc chữ cái trong một bộ nhớ chứa khoảng 2500-3000 lựa chọn; chúng được quét qua máy vi tính. Ban đầu chúng được chạy trên một máy tính để bàn. Sau đó, người ta đã lắp một máy tính nhỏ và gắn nó vào xe lăn của Hawking. Máy phát âm tiếng Anh, giọng Mỹ. Hawking bình luận rằng "Giờ tôi đâm ra giao tiếp tốt hơn là trước khi tôi mất giọng nói." Các bài giảng của Ông cho sinh viên được chuẩn bị từ trước. Ông gửi đến bộ tổng hợp giọng nói thành những đoạn ngắn khi phát.Sự suy yếu do bệnh tật vẫn tiếp tục. Năm 2005, ông bắt đầu phải điều khiển thiết bị giao tiếp bằng cử động của cơ má, do không thể sử dụng tay nữa, với tốc độ chỉ một từ mỗi phút. Điều này đặt Hawking trước nguy cơ bại liệt hoàn toàn (locked-in syndrome: hội chứng LIS). Năm 2009 ông không còn có thể tự lái xe lăn nữa.

 

Năm 2002, trong một cuộc bầu chọn trên toàn vương quốc Anh và Bắc Ailen, đài BBC đưa ông vào danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất trong lịch sử. Hawking đã nhận Huy chương Copley từ Hội Hoàng gia (2006), vinh dự dân sự cao nhất của Hoa Kỳ - Huân chương Tự do Tổng thống (2009), Giải thưởng Vật lý Cơ bản Nga (2012).

 

Hawking nghỉ chức Giáo sư Toán học Lucasian năm 2009. Hawking vẫn tiếp tục làm một giám đốc nghiên cứu ở Khoa Toán học Ứng dụng và Vật lý Lý thuyết, và không tỏ ra có kế hoạch nào về chuyện nghỉ hưu. Ông tin "vũ trụ được vận hành bằng các định luật khoa học”, không tín ngưỡng theo nghĩa thông thường. Hawking xem quan niệm về Thiên đường là một huyền thoại, ông tin rằng "không có thiên đường hay thế giới bên kia" - một khái niệm như thế là " truyện cổ tích dành cho những người sợ bóng tối”.

 

Hawking qua đời tại nhà riêng ở Cambridge, Anh, vào sáng sớm ngày 14 tháng 3 năm 2018 ở tuổi 76.

 

Vĩnh biệt Ông, nhà vật lý vĩ đại của thế giới, một tấm gương chiến đấu, không đầu hàng trước số phận nghiệt ngã do bệnh tật, để cống hiến nhiều công trình khoa học cho đời, với trí thông minh đáng kính nễ.

 

GS. Bùi Chí Bửu, Viện KHKTNN Miền Nam (15-3-2018).

Trở lại      In      Số lần xem: 2127

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD