Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33262880
THỊ TRƯỜNG GẠO THÁNG 4/2014 VÀ DỰ BÁO
Thứ bảy, 23-08-2014 | 05:50:39

  Giá lúa gạo châu Á không có nhiều biến động. Giá chỉ dao động trong khoảng +/- 10 USD/tấn;

·        Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn thu hoạch cao điểm vụ lúa chính;

·        Thái Lan tiếp tục xả kho dự trữ;

·        Philippine mở thầu mua 800.000 tấn gạo và 2 công ty của Việt Nam chào giá thấp nhất;

·        Trung Quốc có thể sẽ phải gia tăng nhập khẩu gạo nhiều hơn nữa trong những năm tới do cung ngày càng thấp hơn nhiều so với cầu;

·        Dự trữ gạo ở cả Ấn Độ và Philippine đều sụt giảm.

 
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

 

Giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á tháng 4/2014 ít biến động, giảm nhẹ vào những ngày đầu tháng 4 khi các nước xuất khẩu lớn thu hoạch rộ lúa vụ chính, nhưng đã tăng trở lại trong những ngày sau đó. Nhu cầu nhìn chung thấp, bởi khách hàng chỉ mua cầm chừng chờ giá chạm đáy khi Thái Lan tiếp tục xả kho dự trữ.

Tính chung trong vòng một tháng qua (từ 22/3 đến 22/4), giá gạo Việt Nam chỉ tăng khoảng 1 USD/tấn, trong khi gạo Thái giảm khoảng 5 USD/tấn.

 

Đồ thị 1: Giá gạo châu Á

 
Việc Philippine, một trong những khách hàng mua gạo lớn nhất thế giới – mua gần 1 triệu tấn gạo đã ngăn giá gạo sụt giảm ở các nước xuất khẩu thuộc châu Á. Tuy nhiên, khối lượng và giá bỏ thầu không đủ lớn để đẩy giá gạo châu Á tăng nhiều. 
 

Tại Thái Lan, giá gạo liên tiếp giảm, hiện về ngang bằng với gạo Việt Nam (trái với thông lệ thường cao hơn khoảng 30-40 USD/tấn so với gạo Việt), bởi nguồn cung lúa vụ mới gia tăng khi vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, cộng với chương trình xả kho dự trữ. Tính chung trong 4 tuần qua, giá gạo Thái Lan giảm khoảng 5 USD/tấn, gạo 5% tấm ngày 23/4/2014 giá khoảng 390-400 USD/tấn.

 

Giá gạo Thái giảm đã hấp dẫn một số khách hàng Trung Đông mua gạo đồ với giá khoảng 420 USD/tấn, CIF. Tuy nhiên, họ chỉ mua những lô nhỏ khoảng 200 tấn.

 

Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ trong những ngày đầu tháng 4 nhưng đã hồi phục trở lại trong 2 tuần qua, và ngày 23/4 gạo5% tấm giá khoảng 390-395 USD/tấn, FOB, trong khi gạo 25% tấm giá khoảng 365-370 USD/tấn, không thay đổi so với một tháng trước đó.
 

Giá xuất khẩu trung bình trong 20 ngày đầu tháng 4 đạt 463 USD/tấn, tăng 8% so với năm trước và tăng 5% so với trung bình giá tháng 3/2014.

 

Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khá ổn định, cộng với khả năng thắng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippine đang hỗ trợ giá gạo Việt vững đến tăng, mặc dù nguồn cung hiện khá dồi dào đến từ vụ thu hoạch Đông Xuân.
 
Các nhà xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Vinafood 1 và Vinafood 2 được dự đoán là sẽ thắng thầu cung cấp hoàn toàn 800.000 tấn gạo cho Philippine sau khi giá bỏ thầu thấp nhất trong cuộc đấu giá tuần qua.
 

Giá lúa gạo nội địa cũng diễn biến cùng chiều với gạo xuất khẩu, giảm nhẹ vào đầu tháng 4 nhưng tăng nhanh trở lại trong 2 tuần vừa qua. Thông tin Việt Nam có thể trúng thầu cung cấp toàn bộ 800.000 tấn gạo cho Philippine kéo giá lúa gạo trong nước tăng khoảng 250-300 đồng/kg chỉ trong một tuần qua (tới 22/4).

 

Tuy nhiên, giá lúa thơm sụt giảm một cách đáng lo ngại, với lúa Jasmine hiện giá chỉ khoảng 4.900- 5.500 đồng/kg, chỉ cao hơn khoảng 200-300 đồng/kg so với lúa thường và thấp hơn khoảng 1.000 đồng/kg so với vụ trước.
 

Bảng 1: Giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL (đồng/kg)

Loại lúa, gạo

23/1/2014
22/3/2014
22/4/2014
Lúa khô tại kho loại thường
5.650 – 5.750
5.250 – 5.350
5.200-5.300
Lúa dài
5.900 – 6.000
5.550 – 5.650
5.400-5.500
Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm
7.350-7.450
7.050 – 7.150
6.900
Gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm
7.150-7.250
6.700 – 6.800
6.550-6.650
Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn
8.350 – 8.450
7.750 – 7.850
7900
Gạo 15% tấm
7.950 – 8.050
7.950 – 8.050
7.700
Gạo 25% tấm
7.750 – 7.850
7.250 – 7.350
7.300 – 7.400
Nguồn: Vinanet tổng hợp
 
II. SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
 
Thông tin thương mại đáng chú ý nhất trong tháng qua là việc Philippine đấu thầu mua 800.000 tấn gạo hạt dài 15% tấm hôm 14/4, kỳ hạn giao từ tháng 5 đến tháng 8. Kết quả bỏ thầu là 2 công ty quốc doanh của Việt Nam chào giá thấp nhất, theo đó Vinafood 2 chào giá khoảng 436,50 – 441,25 USD/tấn cho 700.000 tấn gạo, còn Vinafood 1 chào giá 436 USD/tấn cho 100.000 tấn.
 
1. Các nước xuất khẩu chủ chốt
1.1. Việt Nam

Chính phủ thực hiện chương trình thu mua tạm trữ cũng giữ giá lúa ở ĐBSCL ổng định. Chính phủ có kế hoạch mua 2 triệu tấn lúa tới ngày 30/4/2014.

 

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hôm 18/4 đã điều chỉnh giá sàn gạo xuất khẩu gạo, căn cứ vào tình hình giá thị trường xuất khẩu gạo thế giới và giá lúa gạo trong nước, đồng thời dựa vào phương án giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn.
 
Giá tối thiểu gạo xuất khẩu loại 25% tấm là 375 USD/tấn (giá FOB); đóng bao 50kg/bao, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam. Mức chênh lệch giá giữa các loại gạo khác, do các thương nhân tính toán và quyết định.
 
Theo ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch VFA, từ tháng 5 đến tháng 8 tới, mỗi tháng sẽ giao khoảng 200 nghìn tấn cho Philippines, khả năng giá lúa gạo có cải thiện hơn cho nông dân.
 
Việc điều chỉnh trên căn cứ vào tình hình giá thị trường xuất khẩu gạo thế giới và giá lúa gạo trong nước, đồng thời dựa vào phương án giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn.
VFA đã thống nhất chọn giống Jasmine 85 để xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Theo VFA, đây là giống lúa chủ lực trong các dòng lúa thơm hiện nay.
 

Vụ thu hoạch lúa đông xuân ở ĐBSCL kết thúc trong tháng này, và nông dân bắt đầu gieo trồng vụ mới ở những nơi đã thu hoạch xong. Hai vụ này cho sản lượng lớn nhất trong năm. Sản lượng lúa Đông Xuân năm nay ở ĐBSCL ước đạt11 triệu tấn.

 

Các nhà xuất khẩu đang có đầy gạo trong kho dự trữ bởi đã mua gần 2 triệu tấn lúa Đông Xuân theo chương trình được chính phủ tài trợ để ngăn giá giảm trong giai đoạn thu hoạch cao điểm.
 
Chiến dịch kiểm tra tải trọng đường bộ đã có ít nhiều ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo bởi khách hàng Trung Quốc chủ yếu mua qua đường biên, tức là gạo được chở bằng xe tải từ Nam ra Bắc tập kết rồi chuyển sang Trung Quốc. Tải trọng giảm đồng nghĩa với chi phí vận chuyển tăng, đẩy giá gạo xuất sang Trung Quốc tăng nhẹ, khiến một số khách hàng Trung Quốc giãn nhận hàng.
 
Tuy nhiên, sau khi có tin Việt Nam khả năng thắng thầu cung cấp cho Philippine thì khách hàng Trung Quốc không còn chần chừ nữa bởi không còn hy vọng giá gạo Việt giảm thêm trong ngắn hạn. Và theo quan sát tới thời điểm này thì việc xuất sang Trung Quốc đã bình thường trở lại. Quý I năm nay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40%.
 
Hai công ty Vinafood 1 và Vinafood 2 tham gia cuộc đấu thầu gạo của Philippine và theo thông tin từ Philippine thì giá chào của 2 công ty thấp nhất. Như vậy, khả năng Việt Nam sẽ giành được hượp đồng mới cung cấp 800.000 tấn gạo 15% tấm cho Philippine trong giai đoạn tháng 5-8/2014.
 

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam đã xuất khẩu 1,38 triệu tấn gạo từ 1/1-15/4 năm 2014, giảm 36% so với khoảng 2,15 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2013. Riêng trong nửa đầu tháng 4, Việt Nam xuất khẩu 165.562 tấn gạo, giảm 76% so với 700.710 tấn gạo xuất khẩu của cả tháng 4/2013 và giảm 72% so với tháng trước.

 

VFA cho biết xuất khẩu gạo thơm trong quý I/2014 tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2013, đạt hơn 230.000 tấn. Các thị trường Trung Quốc và châu Phi nhập khẩu gạo thơm của Việt Nam ngày càng nhiều do giá khá cạnh tranh so với giá gạo thơm của Thái Lan. Vài năm gần đây, xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam tăng trưởng khá tốt.
 
1.2. Thái Lan
 

Nguồn cung lúa gạo trên thị trường Thái Lan gia tăng mạnh bởi chính phủ tiếp tục bán gạo dự trữ cộng với vụ thu hoạch lúa thứ 2 – vụ chính của Thái Lan.

 

Vụ mùa này Thái Lan được mùa lúa, song thời tiết những tháng còn lại năm nay có thể sẽ không thuận lợi khi El Nino được dự báo sẽ gây hạn hán ở châu Á – TBD. Chính phủ cho biết hàng tháng họ sẽ bán khoảng 800.000 tấn đến 1 triệu tấn gạo từ kho dự trữ để có tiền trả cho người trồng lúa, cao hơn nhiều so với mức xuất khẩu trung bình 558.000 tấn/tháng của năm 2013.

 

Giá giảm và nguồn cung dồi dào đang tạo lợi thế cho Thái Lan trên thị trường xuất khẩu. Tính từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu trên 2,1 triệu tấn gạo, tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nước này vẫn còn khoảng 10 triệu tấn trong các kho dự trữ.
 
Hiện có một số khách hàng châu Phi và Trung Đông đang mua gạo Thái theo những hợp đồng nhỏ. Thái Lan tiếp tục nỗ lực ký các thỏa thuận xuất khẩu gạo liên chính phủ.
 
Tuy nhiên, Thái Lan vẫn lo ngại về sức cạnh tranh của gạo chất lượng cao xuất khẩu bởi Việt Nam và Campuchia đang vươn lên trong lĩnh vực này.
 

Hiện gạo Hương nhài Campuchia (phka malis) có giá khoảng 890 USD/tấn, thấp hơn khoảng 6% so với gạo Hommali Thái Lan (950 USD/tấn). Gạo Hương Nhài Việt Nam giá thậm chí còn rẻ hơn, khoảng 505 USD/tấn.

 

1.3. Ấn Độ
 
Dự trữ gạo của Ấn Độ tính đến 01/4/2014 đạt 30,25 triệu tấn, giảm 3% so với một tháng trước đó và giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức này vẫn cao gấp đôi so với quy định.
 
Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 9,9 triệu tấn trong 11 tháng đầu tiên của tài khóa 2013-14 (tháng 4/2013-3/2014), tăng khoảng 8% so với cùng kỳ tài khóa 2012-2013. Xuất khẩu gạo Ấn Độ đang bị cạnh tranh mạnh mẽ về giá từ phía Thái Lan.
 
1.4. Campuchia
 

Xuất khẩu gạo Campuchia bị giảm sút hơn 10% trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm 2013 do Thái Lan tăng cường bán gạo dự trữ và Myanmar cải cách ngành lúa gạo khiến lượng gạo bán từ 2 thị trường này ra thế giới gia tăng.

 

Campuchia xuất khẩu khoảng 84.330 tấn gạo trong quý I/2014, giảm khoảng 11% so với khoảng 95.228 tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm ngoái.

 

Riêng trong tháng 3/2014, Campuchia xuất khẩu khoảng 35.757 tấn gạo, giảm khoảng 21% so với cùng kỳ và tăng khoảng 32% so với tháng trước đó. Trong tháng 3/2014, Campuchia xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm (khoảng 11.628 tấn), gạo trắng hạt dài (khoảng 8.508 tấn) và gạo trắng cao cấp (khoảng 8.278 tấn).

 

2. Các nước nhập khẩu chủ chốt

2.1. Philippine
 
Hôm 14/4 Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine (NFA) tiến hành đấu thầu mua 800.000 tấn gạo, và đã công bố giá chào của hai công ty Việt Nam Vinanfood 1 và Vinafood 2 thấp nhất. Gạo này sẽ được giao nhận trong giai đoạn tháng 5-8/2014.
 
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu gạo vào Philippine năm nay có thể đạt 1,4 triệu tấn. Một số thương gia dự báo thậm chí Philippine sẽ còn nhập khẩu nhiều hơn thế, sau những thảm họa thiên tai như 2 cơn bão lớn năm ngoái ảnh hưởng không chỉ tới sản lượng mà làm cạn kiệt cả kho dự trữ. Tuy nhiên NFA tuyên bố chưa có kế hoạch mua thêm gạo sau cuộc đấu thầu 800.000 tấn này.

Dự trữ gạo ở Philippine vào khoảng 1,78 triệu tấn tính đến ngày 01/3/2014, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

2.2. Trung Quốc
 
Sản lượng gạo của Trung Quốc có thể sụt giảm không chỉ do xu hướng đô thị hóa mà còn bởi nhiều yếu tố khác.
 
Mới đây, chính phủ nước này thông báo sẽ ngừng sản xuất lúa ở tỉnh Hồ Nam do khu vực này bị ô nhiễm nặng. Hồ Nam là một khu vực trồng lúa lớn ở Trung Quốc, cho sản lượng khoảng 17 triệu tấn gạo hay khoảng 12-15% tổng sản lượng khoảng 134 triệu tấn của cả nước. Việc Hồ Nam giảm trồng lúa có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực của cả Trung Quốc và thế giới, có thể buộc nước này phải tăng cường nhập khẩu lúa gạo hơn nữa.
 

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ người trồng lúa, và theo chương trình hỗ trợ giá của chính phủ, giá thu mua tối thiểu với gạo sớm Indica dự kiến sẽ tăng lên 2.700 RMB (khoảng 437 USD)/tấn trong năm marketing 2014-15, tăng khoảng 2% so với 2.640 RMB (khoảng 427 USD)/tấn năm marketing 2013-14. Giá thu mua tối thiểu lúa Japonica dự kiến tăng lên 3.100 RMB (khoản 502 USD)/tấn năm marketing 2014-15, tăng khoảng 3% so với 3.000 RMB (486 USD)/tấn năm 2013-14.

 

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đấu thầu mua gạo của nông dân vào cuối năm marketing.

 

Chính phủ Trung Quốc duy trì Hạn ngạch thuế quan cố định (TRQs) đối với gạo nhập khẩu gạo, nhưng cũng phân bổ hạn ngạch bổ sung nếu cần thiết. Phân bổ hạn ngạch được chia đều (50/50%) giữa doanh nghiệp tư nhân và chính phủ. Thuế nhập khẩu trong TRQs là 1% và nhập khẩu ngoài TRQs là 65%.

 

Để đảm bảo an ninh lương thực và không phụ thuộc vào nước nào, Trung Quốc đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.

 

Mới đây Hiệp hội xuất khẩu gạo của Pakistan (REAP) và Hiệp hội ngũ cốc tỉnh Quảng Đông (GPGA) Trung Quốc đã ký một Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại gạo. Pakistan xuất khẩu khoảng 589.848 tấn gạo sang Trung Quốc trong năm tài chính 2012-2013 (tháng 7/2012-6/2013), tăng 63% so với tài khóa trước đó. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chiếm khoảng 17% trong tổng lượng gạo xuất khẩu (khoảng 3,5 triệu tấn) của Pakistan trong tài khóa 2012-2013.

 

Trung Quốc hiện là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 143 triệu tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên, tiêu thụ gạo hàng năm dự kiến sẽ đạt khoảng 148 triệu tấn năm 2014-15, và nhu cầu nhập khẩu gạo năm 2014-15 của nước này dự kiến đạt khoảng 4 triệu tấn, cao nhất thế giới và tăng khoảng 14% so với năm trước.
 
III. Dự báo
 

Trong báo cáo tháng 4,Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2013/14 đạt khoảng 497 triệu tấn, tăng khoảng 1% năm 2012-2013. Sản lượng của một số nước như Australia, Peru, Sri Lanka và Tanzania sẽ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

 

FAO dự báo tiêu thụ gạo thế giới sẽ tăng khoảng 2,5 % lên khoảng 490 triệu tấn vào năm 2013-2014 từ khoảng 478 triệu tấn trong năm 2012-2013 do nhu cầu thực phẩm dự kiến tăng khoảng 2% . FAO ước tính tồn kho gạo thế giới sẽ tăng khoảng 3% lên khoảng 181 triệu tấn vào năm 2013-2014 , tăng từ khoảng 175 triệu tấn trong năm 2012-2013 do tồn kho dự kiến cao hơn ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

 

Về mậu dịch gạo thế giới năm nay, cả FAO và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đều dự báo sẽ tăng.

 

FAO dự đoán năm 2014 mậu dịch gạo thế giới sẽ tăng 5% đạt 39,3 triệu tấn, cao hơn khoảng 1 triệu tấn so với dự báo cách đây chỉ 4 tháng. FAO dự báo Thái Lan sẽ vượt Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới trong năm nay. Ấn Độ sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, và Thái Lan dự kiến sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu gia tăng đối với gạo trong năm nay.

 

Tuy nhiên, FAO cho biết rằng hầu hết các nhà xuất khẩu gạo khác (Argentina, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Guyana, Pakistan, Paraguay, Mỹ và Việt Nam ) cũng sẽ tăng xuất khẩu gạo trong năm 2014. Ấn Độ có thể vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2014, nhưng khối lượng xuất khẩu có khả năng giảm xuống khoảng 9,5 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2013, chủ yếu do nhu cầu giảm ở Iran. Thái Lan dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 8,7 triệu tấn vào năm 2014 , tăng khoảng 30% so với năm trước. Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo vào khoảng 7,2 triệu tấn, tăng khoảng 7% so với năm trước.

 

Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở một số nước châu Á (Bangladesh, Trung Quốc , Indonesia, Malaysia , Nepal , Philippines và Sri Lanka) do sự gia tăng giá cả trong nước và dự trữ thấp. Nhập khẩu gạo của Nigeria, Mali và Tanzania ở châu Phi dự kiến sẽ tăng trong năm 2014. Nhập khẩu gạo của một số nước ở châu Mỹ Latinh ( Haiti và Bolivia ) và vùng Caribbean cũng có thể tăng trong năm nay.

 

USDA cũng dự báo thương mại gạo toàn cầu sẽ đạt khoảng 40,9 triệu tấn trong năm dương lịch 2014, tăng khoảng 6% so với xung quanh 38,7 triệu tấn vào năm 2013,  được thúc đẩy bởi nhập khẩu kỷ lục của châu Phi cận Sahara và Trung Quốc. Xuất khẩu gạo của Argentina, Myanmar, Guyana, Pakistan và Thái Lan được dự báo sẽ tăng trong năm 2014.
 
USDA tăng ước tính xuất khẩu gạo của Pakistan do nguồn cung cấp lớn hơn. Khối lượng xuất khẩu của Thái Lan ước tính tăng do chính phủ nước này tăng bán gạo từ kho dự trữ và đình chỉ mua gạo vụ cuối 2013-2014. Ước tính xuất khẩu gạo của Guyana tăng lên dựa trên dự báo vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ giảm do sự suy giảm gần đây trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh giá ở nhiều thị trường.
 

USDA nhận định nhập khẩu gạo vào Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 4 triệu tấn gạo năm 2014-2015 (tháng 7/2014-6/2015), tăng 14% so với ước tính khoảng 3,5 triệu tấn năm 2013-2014 chủ yếu do giá trong nước duy trì ở mức cao. Dự báo này cũng trùng khới với dự báo của Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc.

 

USDA cho rằng việc chính phủ hỗ trợ giá là nguyên nhân khiến giá gạo nội địa của Trung Quốc cao hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Trung Quốc thường tăng cường mua gạo khi giá thế giới thấp, như trường hợp trong năm nay khi giá gạo Thái Lan thấp. Hơn nữa, tiêu thụ lúa gạo ở nước này đang tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng sản xuất do tăng dân số và sự gia tăng tiêu thụ công nghiệp.

 

Theo USDA, sản lượng gạo của Trung Quốc chắc chắn sẽ đạt 143 triệu tấn (quy xay) trong năm 2014-2015, tăng khoảng 0,5% so với 142,3 triệu tấn năm trước. Tuy nhiên, mức tiêu thụ gạo của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ lên tới khoảng 148 triệu tấn vào năm 2014-2015, tăng khoảng 1% so với 146 triệu tấn năm trước đó. USDA cho biết việc tăng nhập khẩu sẽ giúp Trung Quốc duy trì 45 triệu tấn gạo dự trữ trong năm 2014-2015.

 

Theo VINANET.
Trở lại      In      Số lần xem: 1079

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD