Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  32983228
TT lúa gạo châu Á: Giá gạo Ấn Độ và Việt Nam vững, Thái Lan giảm
Thứ hai, 05-11-2018 | 08:45:17

Đồng baht yếu đẩy giá gạo Thái Lan giảm mặc dù dự báo sẽ có hợp đồng mới với Philippines và Trung Quốc, trong khi gạo Ấn Độ tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất 21 tháng do nhu cầu yếu.

 

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm có giá 400 USD/tấn, FOB Bangkok, giảm nhẹ so với 400 – 402 USD/tấn cách đây một tuần.
 
Đồng baht yếu đi so với USD là yếu tố chính khiến giá giảm, trong bối cảnh nhu cầu gạo Thái tương đối vững và thị trường dự báo sẽ có nguồn cung bổ sung từ vụ mới.
 
“Mùa mưa kết thúc có nghĩa là gạo vụ mới sẽ có bán trên thị trường, và sẽ gây áp lực giảm giá, nhưng chỉ trong thời gian thu hoạch”, Reuters dẫn lời một thưng gia ở Bangkok cho biết.
 
Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hy vọng sẽ ký được hợp đồng với Philippines trước khi kết thúc năm, và có thể sẽ thêm cả hợp đồng liên chính phủ với Trung Quốc.
 
Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan dự kiến năm 2018 sẽ xuất khẩu được 11 triệu tấn.
 
Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm giá hiện khoảng 361 – 367 USD/tấn, không thay đổi so với cách đây một tuần – khi giá chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017.
 
Nguồn cung gạo vụ mới sẽ tăng trong những tuần tới, nhưng nhu cầu có thể cũng sẽ được cải thiện vì gạo Ấn Độ rẻ hơn so với những xuất xứ khác.
 
Hoạt động thu mua lúa nội địa của Chính phủ có thể ngăn giá gạo xuấ khẩu của Ấn Độ giảm thêm nữa.
 
Chính phủ đã nâng giá thanh toán cho nông dân đối với lúa thường vụ mới thêm 13% so với một năm trước, lên 1.750 rupee/100kg.
 
Nước láng giềng của Ấn Độ là Bangladesh cũng tăng cường thu mua lúa trong nước sau khi sản lượng hồi phục. Cho đến nay Chính phủ đã thu mua khoảng 1,4 triệu tấn.
 
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá vững ở mức 410 – 415 USD/tấn như cách đây một tuần. “Các nhà xuất khẩu không muốn ký hợp đồng mới lúc này vì nguồn cung trong nước đang ở mức thấp, mặc dù giá khá hấp dẫn”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
 
Lượng gạo dự trữ trong nước hiện còn khoảng 300.000 tấn.
 
Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn tháng 1 – 10/2018 ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5,24 triệu tấn.
 

Giống lúa, gạo

Giá ngày 20/10 (đồng/kg)

Giá ngày 27/10 (đồng/kg)

Lúa tươi tại ruộng

Lúa hạt dài

5.150 – 5.600

5.175 – 5.600

Lúa thường

5.050 – 5.100

5.075 – 5.150

Lúa khô/ướt tại kho

Lúa hạt dài

5.325 – 6.700

5.325 – 6.600

Lúa thường

5.225 – 6.250

5.225 – 6.100

Gạo Nguyên liệu

Gạo lứt loại 1

7.650 – 8.050

7.700 – 8.200

Gạo lứt loại 2

7.450 – 7.750

7.685 – 7.775

Gạo xát trắng loại 1

8.550 – 9.050

8.550 – 9.250

Gạo xát trắng loại 2

8.350 – 8.750

8.350 – 8.900

 

Tại Philippines, tính đến tuần thứ hai của tháng 10/2018, giá lúa trung bình tại cửa nông trại đã giảm 3,16% xuống mức thấp nhất trong 4 tháng ở 21,17 peso/kg vì đang trong thu hoạch lúa chính. Theo Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), giá lúa trung bình tại cửa nông trại giảm 0,69 peso từ mức 21,16 peso/kg của tuần trước đó. Đây là thấp nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 6/2018 là 21,16 peso/kg. Tại thị trường bán buôn, giá gạo xát kĩ và xay thường đều đều giảm trong giai đoạn nói trên. Gạo xát kỹ giá trung bình bán buôn 45,16 peso/kg, giảm 0,64% so với mức 45,45 peso/kg của tuần trước, bán lẻ 48,83 peso/kg thấp hơn mức giá một tuần trước đó là 0,35%. Giá bán lẻ trung bình của gạo xát thường là 45,72 peso/kg, giảm 0,33%.

 

Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA) ngày 1/11/2018 đã mở thầu quốc tế để mua 500.000 tấn gạo, thời hạn bỏ thầu tới 20/11/2018. Gạo có thể mua của bất cứ nước xuất xứ nào, từ bất cứ nhà cung cấp tư nhân hoặc nhà nước nào. Khoảng 250.000 tấn trong số đó sẽ đến Philippines vào khoảng 31/12/2018, 250.000 tấn còn lại sẽ đến vào khoảng 31/1/2019. Cơ quan này cũng dự kiến sẽ tiến hành tiếp sau đó một cuộc đấu giá nữa để bổ sung vào số còn thiếu sau khi chỉ mua được 47.000 tấn trogn phiên đấu thầu ngày 18/10/2018 (kế hoạch mua 250.000 tấn).
 
Một số thông tin liên quan
 
Philippines chính thức cố định giá gạo bán lẻ
 
Bộ Nông nghiệp (DA) và Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) Philippines đã đưa ra các mức giá bán lẻ đề xuất (SRP) đối với gạo để chống lạm phát.
 
DA và DTI đã triển khai quyết định này sau khi gặp gỡ với các bên liên quan.
 
Các loại gạo sau không nên bán cao hơn mức SRP:
 

Loại gạo

Giá gạo (peso/kg)

Gạo xát thường

39

Gạo xát kĩ địa phương

44

Gạo cao cấp địa phương

47

Gạo xát kĩ nhập khẩu

39

Gạo cao cấp loại 1 nhập khẩu

43

Gạo cao cấp loại 2 nhập khẩu

40

 

Trong khi đó, các cơ quan đã không thiết lập giá SRP cho các giống gạo đặc biệt như gạo đỏ và đen, Dinorado, Milagrosa, và Malagkit, trong số những loại khác.

 

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel Piñol cảnh báo, những người bị phát hiện vi phạm các hướng dẫn sẽ phải đối mặt với án phạt lên đến 4 năm, phạt tiền lên đến 1 triệu peso, và thu hồi giấy phép hoạt động theo Đạo luật Giá.
 
Tuy nhiên, vì danh sách SRP mới chỉ được công bố vào thứ Sáu tuần trước (26/10), DA và DTI cho các bên liên quan tối đa hai tuần để điều chỉnh giá của họ.
 
Chỉ có các thị trường công khai của Metro Manila và Greater Manila Area mới mới phải tuân theo chính sách mới. Giá SRP cho các siêu thị và khu vực khác sẽ được thảo luận trong tuần này.
 
Thái Lan có thể xuất khẩu hơn 11 triệu tấn trong năm 2018
 
Cục Ngoại thương Thái Lan cho biết nhu cầu gạo đang tiếp tục tăng trên thị trường quốc tế, và hy vọng xuất khẩu gạo của nước này sẽ tăng mạnh vào ba tháng cuối năm.
 
Ông Adul Chotinisakorn, Giám đốc Cục Ngoại thương Thái Lan, cho biết nước này đang vận chuyển đơn hàng thứ sáu với khối lượng 100.000 tấn gạo tới Trung Quốc trong hợp đồng liên chính phủ. Ông cho biết Chính phủ Philippines và Nhật Bản đang tổ chức các phiên đấu thầu nhập khẩu gạo và Thái Lan kỳ vọng nhận được nhiều đơn hàng từ các quốc gia này. Đến nay, Nhật Bản và Thái Lan đã nhất trí một thỏa thuận mua bán 87.000 tấn gạo.
 
Theo ông, trong 10 tháng tính từ tháng 1/2018, Thái Lan đã xuất khẩu được 8,9 triệu tấn gạo, trị giá 4,6 tỷ USD và mục tiêu xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm có thể đạt được.
 
Trung Quốc nghiên cứu thành công giống lúa trồng trên biển
 
Theo nguồn tin Vietnambiz, các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hoạch "lúa biển" kháng kiềm được trồng tại tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, đánh dấu thành công ban đầu của kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy sản xuất lúa của nền kinh tế số một thế giới và nuôi thêm 80 triệu người.
 
Loại gạo mới, được thu hoạch thành công bởi một nhóm các nhà khoa học ở thành phố biển Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc, đã được tiết lộ cách đây một năm. Gạo biển, có thể phát triển tại các bãi triều (bãi bùn) hoặc đất muối kiềm, được phát triển bằng cách lai giống các giống lúa khác nhau.
 
Gạo biển đã được bán, tuy nhiên, ở mức 50 nhân dân tệ/kg (tương đương 7,5 USD/kg), giống mới này đắt gấp 8 lần so với gạo truyền thống.
 
Một cửa hàng trực tuyến bán gạo được công ty Công nghệ sinh học Yuan Ce, một công ty khởi nghiệp và đối tác của nhóm nghiên cứu tại Thanh Đảo, mở vào tháng 8.
 
Nền tảng này đang bán gạo thu hoạch trong năm ngoái, với vụ mùa năm nay sẽ có mặt tại cửa hàng vào tháng 11.
 
Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công và thu hoạch lúa chịu mặn ở sa mạc Dubai.
 
Iran xuất khẩu lô gạo đầu tiên kể từ năm 1979
 
Iran đã bán 74 tấn gạo sang Canada, ghi nhận lô hàng xuất khẩu đầu tiên kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, theo hãng tin quốc gia IRNA.
 
Cụ thể, gạo Tarom Hashemi đã được một công ty tư nhân vận chuyển trong ba chuyến hàng, Giám đốc thương mại của tổ chức Mazandaran Agriculture Jihad, ông Soleiman Hatamnejad cho biết.
 
Giống lúa Tarom Hashemi rất có giá trị nhờ hương thơm và theo ông Hatamnejad, nó đã được lựa chọn để xuất khẩu vì giá trị dinh dưỡng và hương vị riêng biệt.
 
Trong khi khối lượng xuất khẩu là tương đối nhỏ so với thương mại toàn cầu, đây là một hướng đi quan trọng trong chương trình an ninh lương thực trong dài hạn của Iran.
 
Indonesia cam kết thu thập dữ liệu gạo chính xác để giải quyết tình trạng báo cáo sai qui mô lớn
 
Theo nguồn tin Vietnambiz, Cơ quan thống kê Indonesia (BPS) đang giới thiệu công nghệ như hình ảnh vệ tinh kết hợp với ứng dụng kiểm tra trên mặt đất để ước tính chính xác hơn sản lượng gạo, sau khi có sự khác biệt lớn về dữ liệu chính thức.
 
Trước đó, các quan chức nông nghiệp đã thừa nhận thường xuyên đưa dữ liệu về thu hoạch lúa để thể hiện một bức tranh "màu hồng" cho chính phủ hoặc để giành trợ cấp. Điều này thường dẫn đến hoạt động nhập khẩu vào phút cuối khi tình trạng thiếu hụt trở nên rõ ràng.
 
Việc cung cấp lương thực chủ yếu là một vấn đề nhạy cảm chính trị và giá cả tăng cao trong quá khứ đã gây ra tình trạng bất ổn dân sự, trong khi nhập khẩu gạo có xu hướng bị người nông dân chỉ trích và phe đối lập có mục tiêu tự cung tự cấp.
 
Theo phương pháp mới, BPS, trong tuần tính đến ngày 26/10, ước tính sản lượng lúa năm 2018 ở mức 56,5 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với ước tính 83 triệu tấn của Bộ Nông nghiệp Indonesia trong tháng 9.
BPS đã ngừng xuất bản dữ liệu gạo trong năm 2016 và đã nổ lực để cải thiện độ tin cậy. Người đứng đầu cơ quan thừa nhận, trong những thập kỷ gần đây nhiều người đã cảm thấy dữ liệu của họ là không chính xác.
 
"Hiện chúng ta có thể có những dự đoán tương lai chính xác hơn, vì vậy việc lập kế hoạch chính sách có thể tập trung hơn và đúng mục tiêu", người đứng đầu BPS Suhariyanto cho biết.
 
BPB ước tính sản lượng gạo chế biến trong năm nay của Indonesia đạt 32,4 triệu tấn, so với ước tính bộ nông nghiệp quốc gia này đưa ra trước đó là 48,3 triệu tấn.
 
Năng suất vụ hè thu của Việt Nam tăng nhưng tổng sản lượng giảm
 
Vietnambiz dẫn báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông trên cả nước là hoạt động chính trong tháng 10, với 2 triệu ha lúa hè thu được thu hoạch, bằng 99,2% vụ hè thu năm 2017.
Vụ lúa mùa năm 2018 cả nước gieo cấy được gần 1,7 triệu ha, bằng 98,7% vụ mùa năm trước; trong đó các địa phương phía bắc đạt 1,1 triệu ha, bằng 97,5%; trong khi các địa phương phía nam đạt 584.000 ha, bằng 101,1%.
 
Diện tích gieo cấy vụ mùa phía bắc giảm chủ yếu là do chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác.
 
Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương phía bắc đã thu hoạch được 736.600 ha lúa mùa, chiếm 66,6% diện tích gieo cấy và bằng 95,3% cùng kì năm trước. Thời tiết vụ mùa năm nay khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, ước tính năng suất lúa mùa trên diện tích đã thu hoạch ở phía Bắc đạt 49,5 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với vụ mùa năm trước.
 
Nếu thời tiết từ nay tới cuối vụ thuận lợi, sản lượng lúa mùa toàn vụ ước tính đạt 5,5 triệu tấn, tăng 238.800 tấn so với vụ mùa năm 2017.
 
Tại các tỉnh phía nam, có 303.300 ha lúa mùa đã cho thu hoạch, chiếm 51,9% diện tích xuống giống và bằng 99,6% cùng kì năm trước; năng suất ước tính đạt 48,4 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha so với vụ mùa năm 2017; sản lượng toàn vụ ước tăng 201.000 tấn lên 2,8 triệu tấn.
 
Ngoài ra, các địa phương trên cả nước đã cơ bản kết thúc sản xuất lúa hè thu với diện tích gieo trồng giảm 13.7000 ha so với vụ hè thu năm trước xuống gần 2,1 triệu ha. Trong đó, diện tích chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản là 12.100 ha; diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp là 50.000 ha; diện tích đất không sản xuất là 10.700 ha.
 
Bên cạnh đó đã có 8.700 ha diện tích đất quay trở lại gieo cấy lúa do năm trước không thể gieo trồng vì thiếu nước tưới hoặc bị nhiễm mặn và 90.000 ha do chuyển từ trồng cây hàng năm khác và nuôi trồng thủy sản.
 
Tính đến ngày 15/10, cả nước đã thu hoạch được hơn 2 triệu ha lúa hè thu, bằng 99,2% vụ hè thu năm 2017, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch được khoảng 1,6 triệu ha, bằng 99,3%.
 
Theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 54,4 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ hè thu trước, nhưng do diện tích gieo cấy giảm nên sản lượng chung toàn vụ hè thu 2018 giảm 47.700 tấn xuống 11,2 triệu tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 30.500 tấn xuống 8,7 triệu tấn.
 
Thu Hải - VINANET.
Trở lại      In      Số lần xem: 1046

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD