Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33262458
Tạo dựng người nông dân thế hệ mới trong kinh tế nông nghiệp và hội nhập phát triển
Thứ sáu, 10-09-2021 | 07:13:16

Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cách thức khuyến nông và tổ chức sản xuất luôn nghiêng về “cầm tay – chỉ việc – làm theo”. Cấu trúc từ trên xuống như vậy, vô tình tạo ra những rào cản về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong hội nhập phát triển, không gian nông nghiệp ngày thêm rộng mở, thôi thúc trí tuệ, tiềm năng, sáng tạo của nông dân được khai phóng… trở thành nguồn lực và sức mạnh cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn tăng tiến và phát triển bền vững.

 

Nông dân thế hệ mới trên cao nguyên Lâm Đồng. Ảnh: Mai Văn Bảo

 

Nông dân – trung tâm của phát triển

 

“Tạo dựng người nông dân thế hệ mới” có khát vọng làm giàu, có kiến thức kinh tế nông nghiệp, nông thôn, gắn sản xuất với thị trường trong liên kết, hợp tác lao động có tổ chức, có kỹ thuật, kỷ luật cao; có trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường ngay trong từng sản phẩm; có lối sống lành mạnh và giàu bản sắc dân tộc…là điểm chung trong các nội dung hợp tác, phát triển “tam nông” trong giai đoạn tới đã được T.Ư Hội Nông dân (ND) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bàn thảo và thống nhất tại Hội nghị chiều ngày 16/8/2021.

 

Khi tập thể lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị có chủ trương, hướng đi được xác lập, đèn xanh được bật sáng… thì tư tưởng và hành động của cán bộ, hội viên nông dân được hội tụ thành sức mạnh đồng chiều để làm nên thắng lợi. Chúng ta có quyền hy vọng, chất lượng cao hơn từ các phong trào thi đua trong tổ chức Hội và rộng hơn là mọi ngóc ngách của làng quê cũng bừng lên sức sống mới…

 

Là tổ chức chính trị – xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp Nông dân – Hội ND có vai trò tham gia thực hiện và trực tiếp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các đề án, dự án Quốc gia. Đặt người nông dân là trung tâm của phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững và xây dựng Hội NDVN là cơ sở chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước – ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN đã đề xuất 6 nội dung cần phối hợp giữa T.Ư Hội ND và Bộ NN&PTNT gồm:

 

Thứ nhất, hợp tác đào tạo nghề cho ND để trở thành người lao động nông nghiệp chuyên nghiệp, làm chủ khoa học kỹ thuật- công nghệ;

 

Thứ hai, xây dựng hợp tác xã là nền tảng của kinh tế tập thể ở nông thôn, HTX là một tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản;

 

Thứ ba, xây dựng thương hiệu nông sản để phát triển thị trường, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững;

 

Thứ tư, giám sát sử dụng phân bón, vật tư đầu vào của sản xuất để lợi ích của nông dân không bị xâm phạm, nông sản được mùa, được giá;

 

Thứ năm, kết nối tiêu thụ nông sản làm động lực cho sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân; chuyển đổi số phục vụ cho quy hoạch sản xuất vùng miền và thương mại nông sản trong chuỗi cung ứng nội địa và toàn cầu;

 

Thứ sáu, xây dựng người nông dân thế hệ mới đóng vai trò chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

 

Tiếp thu và nhất trí cao với các nội dung của T.Ư Hội ND – Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cho rằng: “Bộ NN&PTNT không thể đi một mình được vì bản thân nông nghiệp là chuỗi ngành hàng, bị tác động bởi tâm lý xã hội nông thôn, tâm lý nông dân, muốn phát triển phải có 3 đỉnh tam giác là Nhà nước, thị trường và xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đại diện cho đỉnh Nhà nước, các doanh nghiệp là đỉnh thị trường, Hội ND là đỉnh xã hội”. Vì vậy, Bộ đề nghị 5 vấn đề có thể hợp tác trong giai đoạn tới:

 

Thứ nhất, vận động nông dân tham gia kinh tế tập thể, giải lời nguyền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thời gian qua;

 

Thứ hai, vận động nông dân đăng ký tham gia xây dựng mã định danh vùng trồng, vùng nuôi, tập trung vào vùng nguyên liệu Bộ NN&PTNT đang xây dựng;

 

Thứ ba, vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, coi kinh tế nông thôn là thành tố quan trọng để nâng cao thu nhập của nông dân;

 

Thứ tư, tham gia hỗ trợ các lớp huấn luyện nông dân với mục tiêu nâng cao năng lực cộng đồng nông thôn, để nông dân làm chủ xây dựng nông thôn mới.

 

Thứ năm, phối hợp tạo dựng, tôn vinh hình ảnh người nông dân thế hệ mới, người nông dân thông minh.

 

Với 11 nội dung được đưa ra bàn thảo, chắc chắn sẽ được bổ sung, chỉnh sửa, thống nhất thành một chương trình phối hợp hành động, với những cam kết trách nhiệm của hai đơn vị, của người đứng đầu T.Ư Hội ND và Bộ NN&PTNT. Dù đứng ở góc độ nào để tiếp cận vấn đề, chúng ta cũng cần ghi nhận và khẳng định những nỗ lực lớn, những chất liệu thực tiễn của “tam nông” đã được nhìn nhận, thu xếp… và mang dáng hình một tư duy mới hơn của Ban lãnh đạo, người đứng đầu hai đơn vị T.Ư Hội ND và Bộ NN&PTNT ngay khi kết thúc Hội nghị trực tuyến Toàn quốc triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

Tạo dựng, tôn vinh hình ảnh người nông dân thế hệ mới trên nền tảng của các phong trào nông dân thi đua yêu nước là một yêu cầu khách quan đã đến độ chín muồi; là cách thức xây dựng con người và việc làm sáng tạo, điển hình, là “chủ thể” thực thụ của phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới – Tư tưởng này phải được thông suốt, hành động phải được kiên trì và liên tục trong tất cả các hoạt động của tổ chức Hội và cán bộ, hội viên. Các bước triển khai thực hiện cần được đi ngay, đi nhanh, đi chính xác!

 

Tuy nhiên, đến được thành công là đường đi rất dài, đầy cam go và thách thức. Bởi “Chúng ta ngồi ở đây mà không hiểu nông dân nghĩ gì thì mọi chiến lược đều không thành công. Nhiều khi sự phối hợp của chúng ta còn mang tính hình thức, chúng ta không hiểu được giá trị thực sự của sự phát triển khi ba đỉnh tam giác “Nhà nước – thị trường – xã hội” chưa gần nhau, hài hoà với nhau” như Bộ trưởng Lê Minh Hoan đoán định.

 

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh tư liệu

 

Tạo dựng người nông dân thế hệ mới trong kinh tế nông nghiệp

 

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang được Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhân dân cả nước quan tâm. Biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; cây trồng ngày càng bất ổn và môi trường đang diễn biến xấu đi; cạnh tranh về nông sản xuất khẩu của các quốc gia trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương ngày càng trở nên gay cấn. Cùng với đó, nhân công ngày càng thiếu hụt, dịch Covid – 19 chưa rõ điểm dừng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp được gắn liền với an ninh, an toàn và phát triển bền vững của đất nước; người nông dân giữ vai trò trung tâm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

“Nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh” – Tư tưởng Hồ Chí Minh mang tầm vóc thời đại vẫn nguyên vẹn giá trị. Và luôn luôn mới ngay khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và nông nghiệp đang là lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng toàn cầu ở mỗi quốc gia. Trong đó, các phong trào nông dân thi đua yêu nước do Hội ND chủ trì và tổ chức đã sản sinh nên lớp nông dân thế hệ mới và không ngừng phát triển để trở thành lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển nông nghiệp và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Như vậy, khát vọng làm giàu cho gia đình, quê hương đất nước và khoa học kỹ thuật- công nghệ là động lực bên trong để tạo dựng người nông dân thế hệ mới.

 

Nông nghiệp là một ngành kinh tế có độ mở lớn, nhiều nông sản xuất khẩu với tỉ lệ cao như: Cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su (trên 90% sản lượng), gạo, thủy sản, sản phẩm chế biến từ gỗ. Mọi thay đổi về nhu cầu của thị trường (chất lượng, khối lượng, thời gian) đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Do vậy, thị trường là yêu cầu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, đó là: Sản xuất cái gì, lúc nào, khối lượng bao nhiêu và bán đi đâu? Trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, khí hậu, con người. Các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng của mỗi thị trường cũng có vai trò quyết định đến định hướng và qui hoạch sản xuất từng loại sản phẩm trong mối quan hệ thương mại toàn cầu: Thị phần gạo xuất khẩu chiếm từ 13-18,9%; cà phê từ 19-21% (giai đoạn 2011-2017/2020) và quy mô thị trường thế giới về các nông sản này tăng không lớn, gần mức độ bão hòa. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả mới chỉ chiếm 0,31-1,35% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. Do vậy, đầu tư chế biến sâu lúa gạo, cà phê và các nông sản không còn nhiều dư địa cho xuất khẩu thay vì tăng khối lượng; còn rau quả, thủy sản có thể đẩy mạnh sản xuất thêm để giải quyết việc làm, tiêu thụ nông sản và tạo ra giá trị sinh lời, tăng thu nhập cho nông dân. Như vậy, thị trường là động lực tạo dựng người nông dân thế hệ mới.

 

Điều kiện tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp bao gồm tài nguyên đất, nước, khí hậu, đa dạng sinh học… Việc sử dụng đất phù hợp với cây trồng và hệ thống cây trồng đã cho ra đời các sản phẩm OCOP có chỉ dẫn địa lý như: Gạo Nàng thơm (Long An); gạo tám (Hải Hậu, Nam Định); gạo nếp Tú Lệ (Yên Bái), cam Xã Đoài (Nghệ An), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang); bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi da xanh (Bến Tre), miến dong (Bắc Kạn), mận hậu (Lào Cai).

 

Với tài nguyên đất, Việt Nam có đến 3/4 diện tích lãnh thổ là đất dốc, trên 2 triệu hecta đất phèn, đất mặn mà bản chất chúng là đất phù sa rất màu mỡ. Do vậy, các biện pháp canh tác thông minh như lên liếp, kết hợp thủy lợi đã ngọt hóa được các loại đất trên, không chỉ trồng được lúa mà còn có thể trồng cây ăn quả, cây rau, màu. Những nơi khó cải tạo vùng ven biển thì thay đổi phương thức canh tác như: lúa – tôm, tôm – rừng, hay tại những vùng ngập nước sản xuất lúa – cá… làm cho hiệu quả sử dụng đất tăng lên đáng kể. Vùng đất bị xâm mặn, sản xuất tôm – lúa đã trở thành hệ thống canh tác hữu cơ quy mô lớn. Như vậy, chuyển từ sản xuất “dựa vào đất” sang sản xuất dựa vào kỹ thuật, công nghệ cao đã làm nảy nở cách tạo dựng người nông dân thế hệ mới tại nơi khó khăn, chậm phát triển.

 

Bão, lũ, hạn hán, xâm mặn đang diễn ra với tần suất cao hơn, cường độ mạnh hơn và khó dự đoán hơn. Vào năm 2050, theo kịch bản trung bình về biến đổi khí hậu (nghiên cứu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Biến đổi khí hậu), năng suất tiềm năng của lúa Xuân, lúa Hè Thu có thể sẽ giảm sản lượng 1,47 triệu tấn; năng suất tiềm năng ngô có nguy cơ giảm 781,9kg/ha, tương đương với sản lượng 880,4 nghìn tấn; năng suất tiềm năng đậu tương có nguy cơ giảm 214,81kg/ha, tương đương với sản lượng 37.010 tấn. Do vậy, các giải pháp sản xuất thông minh với biến đổi khí hậu phải hài hòa giữa các giải pháp giảm thiểu và thích ứng, trong đó thích ứng cần được ưu tiên hơn vì nguồn lực đầu tư thấp hơn. Các giải pháp thích ứng có thể kể đến chuyển đổi khung thời vụ để hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết, khí hậu cực đoan như hạn, mặn, lũ…

 

Về các biện pháp giảm thiểu, chúng ta đã có hệ thống cảnh báo tự động về động đất, lũ, lũ quét, sạt lở đất; xây dựng hệ thông đê ngăn lũ, cống ngăn mặn giữ ngọt… Ngoài ra, sử dụng các loại vật liệu giảm phát thải khí nhà kính, hay hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng làm ô nhiễm và phú dưỡng nguồn nước như than sinh học, phân bón hữu cơ, canh tác tối thiểu, các chất hạn chế mất đạm, cố định lân, phân bón chậm tan, có điều khiển… Như vậy, các phương thức canh tác là sự nảy sinh, tạo dựng người nông dân thế hệ mới trong phòng chống thiên tai.

 

Sẽ là rất nhiều những điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa “Thương người như thể thương thân” và kết nối giao lưu, hợp tác Quốc tế… để tạo dựng nên người nông dân thế hệ mới. Dù chưa được nêu lên trong bài viết, nhưng đã được lưu giữ như “hồn thiêng” dân tộc. Nông dân Việt Nam cần cù, thông minh và hơn hết là tinh thần đoàn kết, sáng tạo đã tạo dựng nên một nền nông nghiệp vẻ vang trong thời kỳ đổi mới và đang đi trên con đường CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên trong những năm tới cần lưu tâm rằng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp truyền thống đang song hành tạo dựng người nông dân thế hệ mới trong dựng xây nước nhà.

 

Hoàng Trọng Thủy - Langmoi

Trở lại      In      Số lần xem: 304

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD