Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022 xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 9,6 % về lượng, giảm 10,5% kim ngạch và giảm nhẹ 1% về giá so với tháng 4/2022, đạt 142.329 tấn, tương đương 324,39 triệu USD, giá trung bình 2.778 USD/tấn. Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê tăng 23,3% về lượng, tăng mạnh 52,8% về kim ngạch và tăng 23,9% về giá so với 5 tháng đầu năm 2021, đạt 881.565 tấn cà phê, tương đương 1,98 tỷ USD, giá trung bình 2.250 USD/tấn.
Thị trường hạt tiêu trong nước hôm nay 28/6 giao dịch quanh mức 69.500 – 72.500 đồng/kg. Giá đường trên sàn giao dịch thế giới tăng trong đầu phiên giao dịch, sau đó giảm trở lại do tin tức bang Sao Paulo của Brazil đã cắt giảm thuế với xăng nhưng không thay đổi với ethanol ngậm nước. Tại thị trường nội địa, giá hạt tiêu các tỉnh Tây Nguyên chốt mức thấp nhất ở Đồng Nai, cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước có cùng mức giá ở 71.500 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước hôm nay 27/6/2022 chốt ở 42.500 – 43.000 đồng/kg. Với kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2022 vượt 2 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay.
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan đều đi xuống do áp lực giảm giá của đồng rupee Ấn Độ và đồng baht Thái, trong khi đó, lũ lụt trên diện rộng gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng tại Bangladesh. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ tuần này giao dịch ở mức 355-360 USD/tấn, giảm so với mức 357-362 USD của tuần trước. Ngày 22/6, đồng rupee giảm giá xuống mức thấp kỷ lục, với 78,39 rupee đổi 1 USD, giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022 cả nước xuất khẩu 132.624 tấn phân bón, tương đương 87,82 triệu USD, giá trung bình 662 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 4/2022, với mức giảm tương ứng 10,9%, 13,7% và 3%. So với tháng 5/2021 thì tăng 27,2% về lượng, tăng mạnh 146% kim ngạch và tăng 93,4% về giá.
Theo 2Nông, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất phân bón ở châu Phi, trước tình trạng lệnh trừng phạt phân bón lên Nga và Beralus vẫn chưa dừng lại. Nếu thành hiện thực, việc mở thêm nhà máy sản xuất phân bón ở châu Phi sẽ là luồng gió mới, xoa dịu áp lực thiếu nguồn cung phân bón trầm trọng của doanh nghiệp và nông dân bấy lâu nay.