Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33250187
Thị trường nông sản ngày đầu tháng 8/2014
Thứ bảy, 02-08-2014 | 07:55:26

Giá cà phê Tây Nguyên tăng vọt lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn

 

Sáng 1/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng rất mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn.

 

Giá cà phê Robusta giao tại cảng TPHCM giá FOB hôm nay tăng 67 USD từ 1.997 USD/tấn hôm trước lên 2.064 USD/tấn.

 

Tháng 7/2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 85.000 tấn cà phê, giảm 6,3% so với năm trước, thấp hơn dự đoán của thị trường. Cà phê loại 2, 5% hạt đen và vỡ được chào với mức trừ lùi 40 - 50 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 của London.

 

Bên cạnh đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong năm niên vụ tính tới tháng 9/2015 có thể giảm 1,3% so với niên vụ trước xuống khoảng 23 triệu bao do hạn hán đầu năm nay và mưa nhiều trong những tháng gần đây. Khoảng 15% quả đã bị rụng trong một số khu vực tại vành đai cà phê Tây Nguyên, một yếu tố làm giảm sản lượng.

 

Vụ thu hoạch niên vụ 2014/15 bắt đầu từ cuối tháng 10 tại Việt Nam. Niên vụ 2013/14 đã sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn hay 23,3 triệu bao 60 kg/bao.

 

Giá lúa giảm

 

Ngày 1/8, tại Tiền Giang giá gạo lúa giảm 500 đ còn 6.500 đ/kg, gạo nguyên liệu loại 1 giảm 400 đ còn 9.100 đ/kg trong khi loại 2 tăng 300 đ lên 7.700 đ/kg, gạo thành phẩm xuất khẩu tăng 100-200 đ/kg; 5% lên 9.200 đ/kg, 10% lên 9.100 đ/kg, 25% lên 8.600 đ/kg.

 

Dự báo, giá gạo Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng do thời tiết ở các nước bán gạo lẫn mua gạo đều không thuận lợi.

 

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng lúa của Thái Lan trong năm 2013-2014 có thể giảm còn khoảng 34 triệu tấn (năm 2012-2013 là 37,4 triệu tấn) do hạn hán và hủy bỏ chương trình thế chấp gạo.

 

Còn thông tin mới nhất là Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) cho biết sẽ nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong năm nay, thay vì nhập 200.000 tấn như thông báo trước đây do ảnh hưởng của bão Glenda.

 

Dự kiến, nước này sẽ cho đấu thầu mở rộng 500.00 tấn gạo vào ngày 12-8 và giao hàng vào đầu tháng 9. Như vậy, lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm nay là 1,3 triệu tấn. Trước đó, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho nước này.

 

Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán 465-475 đô la Mỹ/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ, Pakistan là 30 đô la Mỹ/tấn, còn gạo 25% tấm là 410- 420 đô la Mỹ/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ là 20 đô la Mỹ/tấn, cao hơn gạo Pakistan là 35 đô la Mỹ/tấn.

 

Tính ra, giá gạo 5% tấm hiện đã tăng thêm 10 đô la Mỹ/tấn, còn gạo 25% tấm tăng thêm 5-15 đô la Mỹ/tấn so với cách đây một tuần. Việc chào giá xuất khẩu cao đã ít nhiều kéo giá gạo nội địa tăng lên và cao nhất trong vòng một năm qua

 

Theo VFA, tính đến ngày 22-7 lượng gạo xuất khẩu đạt 3,345 triệu tấn, tính theo giá FOB (giao tại mạn tàu) thu về 1,445 tỉ đô la Mỹ, trong khi lượng gạo xuất khẩu đã ký hợp đồng vào khoảng 5,3 triệu tấn.

 

Giá cao su thành phẩm ổn định

 

Ngày 1/8, giá cao su thành phẩm tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên ổn định, giá không đổi so với ngày 31/7.

 

Cụ thể, giá cao su SVR 3L tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu ở mức 33.100 đ/kg; SVR 20 giá 27.100 đ/lg và SVR 10 giá 27.300 đ/kg.

 

Cao su SVR 5 và SVRL tại Lâm Đồng, Bình Thuận có giá lần lượt là 28.100 đ/kg và 33.300 đ/kg.

 

Cao su RSS1, RSS3 tại Bình Phước, Tây Nguyên có giá 33.900 đ/kg và 33.400 đ/kg.

 

Trước diễn biến giá cao su rớt đáy, các hộ dân khu vực Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) đã lại thi nhau chặt bỏ cây cao su để chuyển sang cây trồng khác. Bài toán ồ ạt trồng khi giá đạt đỉnh, rồi sau đó, phá bỏ vì “điệp khúc” mất giá đang là bài toán không lời giải, làm “đau đầu” chính quyền sở tại.

 

Trước đó, bất chấp khuyến cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) và điều kiện tự nhiên không phù hợp, người dân vùng Tây Nguyên đua nhau trồng cao su vượt mức quy hoạch đến 13.500ha. Việc nông dân ở Tây Nguyên ồ ạt trồng cao su khi được giá, rồi phá bỏ khi rớt giá được xem như là “canh bạc” khi không có sự định hướng rõ ràng từ các ban, ngành chuyên môn.

 

NG.Hương - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1041

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD