Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33222250

Thứ tư, 20-05-2015 | 08:16:33

Nghiên cứu về công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè đen do TS Nguyễn Năng Nhượng thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được đánh giá là góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu chè đen của Việt Nam.

Thứ tư, 20-05-2015 | 08:17:01

Một nghiên cứu cho thấy gần một nửa trong số 50 mẫu thịt gà mua từ siêu thị, chợ, và các hàng thịt ở Áo chứa virut có khả năng chuyển gien kháng thuốc kháng sinh từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác hoặc từ loài này sang loài khác. Friederike Hilbert cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự chuyển hóa này có thể diễn ra trong môi trường sản xuất thực phẩm, các bệnh viện và phòng khám”. Nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí Applied and Environmental Microbiology.

Thứ ba, 19-05-2015 | 08:05:25

Các nhà nghiên cứu của Malaysia đang phát triển một biện pháp xử lý ô-zôn để bảo vệ đu đủ và các loại trái cây khác không bị thối rữa và sâu bệnh trong quá trình lưu kho và vận chuyển. Dịch bệnh sau thu hoạch làm giảm giá trị và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người trồng và các nhà sản xuất. Đây là một vấn đề lớn đối với các nước nông nghiệp như Malaysia, các nước xuất khẩu đu đủ.

Thứ ba, 19-05-2015 | 08:07:12

Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển tăng lên đã gây ra nhiều phản ứng sinh lý quy mô lớn ở các khu rừng ở Châu Âu. Đặc biệt là, hiệu quả sử dụng nước của cây – đi cùng với sự hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp của lá - đã thay đổi đáng kể. Theo nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu lớn và đa ngành, thì cây lá rộng và cây lá kim ở Châu Âu đã tăng hiệu quả sử dụng nước của chúng kể từ đầu thế kỷ 20 tương ứng là 14% và 22%.

Thứ hai, 18-05-2015 | 14:04:49

Tiếp tục phát triển và thử nghiệm một chất dẫn dụ ruồi hại dưa mới có nguồn gốc từ dưa chuột có cải thiện được hoạt động giám sát và kiểm soát dịch hại nông nghiệp gây tốn kém này. Đó là mục tiêu của các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) – những người đã phát triển chất dẫn dụ này trong các nghiên cứu tại Đơn vị Nghiên cứu Bảo vệ cây trồng nhiệt đới trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ở Hilo, Hawaii.

Thứ hai, 18-05-2015 | 08:09:38

Thí nghiệm được các nhà khoa học thuộc Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở TP. HCM thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa sao nhái và hoa ngũ sắc vào ruộng khổ qua nhằm thu hút và tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch. Qua bảng kết quả thống kê tổng mật số sâu hại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (Pnt= 0,00)

Chủ nhật, 17-05-2015 | 06:07:04

Biến đổi khí hậu dây ra nhiều hậu quả của stress phi sinh học cho cây trồng, làm suy giảm năng suất. Một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại Học Monash đã khám phá được gen đáp ứng với sự tăng trưởng của cây trong điều kiện nhiệt độ nóng hơn. Bằng phương pháp phân tích đáp ứng sự tăng trưởng của quần thể cây Arabidopsis thaliana ở nhiều nghiệm thức khác nhau về nhiệt độ, các gen ICARUS1 đã được người ta xác định như một khả năng đáp ứng với sự tăng trưởng của cây A. thaliana khi nhiệt độ tăng lên.

Chủ nhật, 17-05-2015 | 06:06:46

Ngành công nghiệp toàn cầu chiếm một nửa tổng lượng năng lượng được sử dụng mỗi năm. Hiện nay, các nhà khoa học đang phát minh ra một hệ thống quang hợp nhân tạo mới mà có thể một ngày nào đó giảm sự phụ thuộc của ngành công nghiệp vào năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng cách cung cấp năng lượng mặt trời và vi khuẩn cho một phần của ngành này. Trong tạp chí Nano Letters, họ mô tả một hệ thống mới có thể chuyển đổi ánh sáng và cacbon đioxit thành các khối để xây dựng nhựa, dược phẩm và nhiên liệu - mà không cần điện.

Thứ bảy, 16-05-2015 | 05:39:22

Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, nhà di truyền học Ram Singh đã cố gắng để lai chéo một giống đậu tương phổ biến ("Dwight" Glycine max) với một cây hoang dã lâu năm có họ hàng với giống cây cỏ dại ở Úc, tạo ra các cây đậu tương tăng sản đầu tiên có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, tuyến trùng bào nang và các mầm bệnh khác của cây đậu tương.Singh đang nghiên cứu vềchất mầm nguyên sinh của ngô/đậu tương tại Đơn vị Nghiên cứu Bệnh học và Di truyền thuộc Khoa Khoa học cây trồng của trường Đại học Illinois ở Urbana-Champaign.

Thứ bảy, 16-05-2015 | 05:39:06

Nhóm tác giả Lê Thị Thu Trang (Trung tâm Tài nguyên Thực vật), Lã Hoàng Anh (Viện Di truyền Nông nghiệp),… tiến hành đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng của 300 giống lúa địa phương đang được lưu giữ tại Ngân hàng gien cây trồng quốc gia (Trung tâm Tài nguyên Thực vật), phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD