Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Oregon đã phát hiện ra làm thế nào để biến bột từ nho bị nghiền nát thành một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, vật liệu đóng gói bao bì có thể tự phân hủy và thành phần tăng cường dinh dưỡng cho bánh nướng. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, ngành công nghiệp rượu vang Hoa Kỳ tạo ra một lượng lớn chất thải từ hơn 4 triệu tấn nho mỗi năm, chủ yếu ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và California. Các nhà máy sản xuất rượu vang thường phải trả chi phí vận chuyển và tiêu hủy lượng chất thải này, tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ trong số này được sử dụng làm các sản phẩm có giá trị thấp như phân bón và thức ăn chăn nuôi bò.
Theo một nghiên cứu mới trên PLOS Genetics, gấu nâu trên quần đảo Alaska là con cháu của một loài gấu Bắc Cực cổ đại, không phải là tổ tiên của gấu Bắc Cực hiện đại. Các nhà khoa học đã làm việc trong một thời gian dài để tìm hiểu bản chất chính xác của mối quan hệ tiến hóa giữa gấu nâu và con cháu gấu Bắc Cực. Chúng ta biết rằng hai loài này có thể giao phối thành công trong tình trạng quản thúc và trong tự nhiên, tuy nhiên lịch sử di truyền của chúng đóng vai trò thế nào trong kết quả của giao phối trong quá khứ vẫn còn là một câu hỏi.
Nhìn từ xa nó trông giống như 2 chiếc bánh tráng miệng khổng lồ. Lại gần hơn, hóa ra chúng là những mái vòm nylon trắng được dựng lên cùng hàng ngàn tấm quan điện trên cánh đồng ở Fukushima nơi bị sóng thần và phóng xạ hạt nhân tàn phá năm 2011.
Một nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hiện đang đưa ra hướng dẫn cho người chăn nuôi ở Montana và Dakota về cách chăn thả cừu trên các cánh đồng bỏ hoang sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đất.
Một sự hợp tác chưa từng thấy giữa giới học viện, công nghiệp, chính phủ và xã hội đã cho ra đời một sự thu thập các đoạn mã ADN một chuyên nghiệp nhằm tăng mức độ chuẩn xác trong việc tạo ra các thành phần sinh học theo ý muốn.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Toronto và Viện nghiên cứu SickKids đã thành công trong việc lập được bản đồ gien của nấm gây bệnh ở cây du Hà Lan.Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là lần đầu tiên 30 triệu kí tự ADN của nấm Ophiostoma ulmi đã được lập bản đồ. Phát hiện này được công bố trực tuyến trên tạp chí BMC Genomics, có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách để ngăn chặn nấm này không phá hoại cây du trong tương lai.
Trong công cuộc tìm kiếm nhiên liệu của tương lai, các nghiên cứu gia Thụy Điển sẽ lấy cảm hứng từ biển. Không phải ở các giếng dầu ngoài khơi mà là ở trong nước, nơi tảo lục-lam sinh sôi phát triển.
Sữa dê đã được biến đổi gien tạo ra một loại protein kháng khuẩn với số lượng lớn hơn đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy ở lợn con, điều này thể hiện các sản phẩm thực phẩm từ động vật biến đổi gien cũng có thể có lợi cho sức khỏe con người. Đây là công trình khoa học của các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Davis.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, khoảng 30% tổng diện tích đất của thế giới có tính axit quá cao không thể sử dụng vào mục đích trồng trọt. Tuy nhiên, một giải pháp có thể giúp cây ngô phát triển thành công trong đất axit nhờ vào một biến thể di truyền được Viện Di truyền Florida xác định.
Giống lúa biến đổi gen DB1 từ cây khoai mỡ, kháng được rầy nâu
Rầy nâu là đối tượng gây hại quan trọng trong sản xuất lúa ở Nhật Bản, gây ra tổn thất nghiêm trọng thông qua việc chích hút nhựa cây và truyền bệnh virus. Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu là Shoichiro Yoshimura thuộc Đại Học Tohoku, Nhật, đã phát triển thành giống lúa transgenic biểu hiện được gen lectin 1 (DB1) trong cây khoai mỡ Dioscorea batatas giúp cây lúa kháng được rầy nâu.