Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33212028

Thứ hai, 24-02-2014 | 08:04:48

Khoai tây nghiền, khoai tây dằm, khoai tây chiên, Người Mỹ thích ăn khoai tây, nhưng chỉ có một vài giống được trồng ở phần lớn nền nông nghiệp Bắc Mỹ. Ở Nam Mỹ, nguồn gốc của khoai tây, có hơn 5.000 giống tiếp tục tồn tại. Một nhà địa lý học tại trường đại học Penn State đang cố gắng thu thập tất cả những thông tin về sự đa dạng sinh học nông nghiệp của loại củ thích nghi độc đáo này với tầm nhìn hướng tới sự bền vững của loại cây thực phẩm lớn thứ tư trên toàn thế giới này.

Thứ hai, 24-02-2014 | 08:05:46

Hiện nay, để xét nghiệm sự hiện diện của khuẩn Salmonella có trong thức ăn thường cần nhiều ngày để cho kết quả chính xác nhất, do đó nguồn thức ăn có vi khuẩn có thể lây lan trong cộng đồng. Các nhà nghiên cứu Purdue đã phát triển được một hệ thống laze có thể giúp xác định sự hiện diện của khuẩn Salmonella chỉ trong vòng 24 giờ.

Chủ nhật, 23-02-2014 | 07:06:21

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Đại học Minnesota cho thấy, bón phân các đồng cỏ tự nhiên - cố ý hay vô tình do tác dụng phụ của nền nông nghiệp và công nghiệp toàn cầu - làm mất đi sự ổn định hệ sinh thái đồng cỏ toàn cầu. Sử dụng một mạng lưới các khu vực nghiên cứu đồng cỏ tự nhiên trên thế giới gọi là Nutrient Network, nghiên cứu này là một thí nghiệm lớn được thực hiện từ trước đến nay.

Chủ nhật, 23-02-2014 | 07:06:02

Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho đến nay, đã có nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu sử dụng phôi trong điều kiện in vitro cho việc cải tiến di truyền và/hoặc cho các mục đích nghiên cứu khác. Tuy nhiên chất lượng phôi thu được trong điều kiện in vitro thấp hơn một cách đáng kể so với điều kiện in vivo.

Thứ bảy, 22-02-2014 | 08:03:01

Thuật ngữ sinh học "cộng sinh" đề cập đến những gì các nhà kinh tế và các chính trị gia thường gọi một tình huống đôi bên cùng có lợi: mối quan hệ có lợi cho cả hai đối tác. Liên kết hỗ sinh giữa cây keo và kiến sống trên cây là một ví dụ tuyệt vời: cây cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho kiến dưới dạng các cơ quan cung cấp thực phẩm và mật hoa, cũng như những cái gai rỗng có thể được sử dụng làm tổ. Đổi lại, kiến bảo vệ cây khỏi các động vật ăn cây. Các nhà nghiên cứu tại Viện Sinh thái hóa học Max Planck tại Jena, Đức đã phát hiện ra rằng, những con kiến cũng có thể kiểm soát mầm bệnh gây hại lá.

Thứ sáu, 21-02-2014 | 13:42:42

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến bất dục đực trong thực vật

 

Các nhà khoa học thuộc IBERS (Institute of Biological, Environmental and Rural Sciences), Đại Học Aberystwyth đã xác định được một protein rất cần thiết cho tính bất dục đực của thực vật mọc trong điều kiện nhiệt độ cao.

Thứ sáu, 21-02-2014 | 08:29:41

Nghiên cứu được tiến hành trên cánh đồng trồng rau diếp hữu cơ do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) quản lý cho thấy rằng, những cây cải gió còn có nhiều tác dụng hơn là vẻ đẹp bên ngoài của chúng. Eric Brennan - nhà trồng trọt tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) đã xác định được phương pháp để cải thiện cách thức những bông hoa trắng xinh đẹp kiểm soát rệp gây hại trên lá rau diếp.

Thứ sáu, 21-02-2014 | 08:31:07

Omega-3 là một acid béo quan trọng đối với cơ thể con người, góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch, làm giảm nồng độ triglycerides máu, hạ cholesterol, ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và giảm nguy cơ bệnh Alzheimer. Đồng thời, Omega-3 cũng rất cần thiết cho sự phát triển não và thị giác của thai nhi.

Thứ năm, 20-02-2014 | 08:12:55

Các nhà nghiên cứu quốc tế, bao gồm các nhà khoa học tại Đại học California, Davis đã giải mã được trình tự bộ gien của cây ớt, cây gia vị được trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Trình tự bộ gien này giúp giải mã đặc tính cay của ớt, quá trình chín của trái ớt và cơ chế kháng bệnh của cây. Phát hiện này đưa ra các thông tin quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả trồng ớt, tăng cường chất dinh dưỡng và đặc tính chữa bệnh của ớt. Sản lượng ớt toàn cầu đã tăng hơn 40 lần trong suốt hai thập kỷ qua và hiện nay mang lại giá trị hơn 14,4 tỷ USD.

 

Thứ năm, 20-02-2014 | 08:31:20

Một nghiên cứu tại Đại học Purdue do Giáo sư thực vật học và bệnh học thực vật Tesfaye Mengiste đã tìm được protein MED18 có vai trò điều tiết một loạt các quá trình quan trọng ở thực vật, bao gồm cả thời gian ra hoa, khả năng chống bệnh nấm và phản ứng với các yếu tố căng thẳng về môi trường.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD