Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  32989894
Thực phẩm biến đổi gen & các tranh luận xã hội
Thứ năm, 02-05-2013 | 01:00:50
TS. Đào Thế Anh

Hiện nay tại châu Âu có 8% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để canh tác cây trồng sinh  học (GMO), nhưng có tới 80% đậu tương GMO nhập khẩu để làm thức ăn gia súc. Gần đây đã có một số nghiên cứu đặt câu hỏi về tác động của thực phẩm GMO.

 

Kết quả nghiên cứu năm 2012 của Ủy ban Nghiên cứu và Thông tin độc lập về công nghệ di truyền (CRIIGEN), do GS Gilles-Eric Seralini đã một lần nữa đặt câu hỏi về sự an toàn của ngô NK603 với sức khỏe con người qua những bằng chứng nhiễm độc nhận thấy ở chuột bạch.

 

Người ta cũng chỉ ra độc tính của Round-up, thuốc diệt cỏ được sử dụng cho loại ngô này. Một vài kết quả nghiên cứu này được được xuất bản trên tạp chí khoa học uy tín Thực phẩm & nhiễm độc Hóa học. CRIIGEN yêu cầu cấm SX ngô NK603 và cấm sử dụng thuốc trừ sâu Round-up. Tuy nhiên, ngô NK603 vẫn được chính quyền Mỹ và châu Âu phê duyệt để sử dụng làm thực phẩm cho con người.

 

Một nghiên cứu đầy mâu thuẫn được thực hiện trong vòng bí mật suốt 2 năm. Nghiên cứu này được thực hiện bởi một tổ chức xã hội cộng đồng tên là CRIIGEN, hoạt động dưới sự hỗ trợ của các quỹ tư nhân. Trên thực tế, không một cơ quan công quyền nào chấp nhận tài trợ cho một nghiên cứu như thế, vì thiếu ý chí chính trị.

 

Cũng như các tổ chức xã hội cộng đồng khác, trong những năm gần đây, tổ chức này đã phải đối mặt với áp lực từ các Cty đa quốc gia như Monsanto, tổ chức luôn nỗ lực ngăn chặn các nghiên cứu về ảnh hưởng của thực phẩm GMO tới sức khỏe và môi trường cũng như tiếp cận với các kết quả nghiên cứu đã có trước đây.

 

Corinne Lepage, nguyên Bộ trưởng Môi trường Pháp đã chỉ ra thực trạng của việc hối lộ để ủng hộ cho các sản phẩm GMO, cũng như các khó khăn gặp phải khi áp dụng một nguyên tắc dự phòng tối thiểu tại châu Âu.

 

Các công ty đa quốc gia đã chối bỏ trách nhiệm của mình như thế nào?

 

Trong Nghị định của châu Âu năm 2001 về An toàn thực phẩm, trách nhiệm của người SX thực phẩm đều được quy định. Nhưng có một ngoại lệ, "trong khi tình trạng hiểu biết khoa học hạn hẹp về sự tồn tại của mối nguy hiểm này, thì Nghị định vẫn cho phép các quốc gia không áp đặt việc phải chịu trách nhiệm của một nhà SX".

 

Từ những hiểu biết như hiện nay về GMO, các Cty này không bị buộc thừa nhận trách nhiệm của mình về những hậu quả tai hại của thực phẩm GMO lên môi trường và sức khỏe con người. Họ đã làm tất cả để hạn chế các nghiên cứu về hậu quả của công nghệ này. Họ phong tỏa một số mặt để hạn chế quá trình thực hiện nghiên cứu (hợp đồng với người SX, cấm họ cũng cấp hạt giống cho cán bộ nghiên cứu…).

 

Mặt khác, họ cũng áp dụng nguyên tắc "cân bằng cơ bản" như chính quyền Mỹ hay Ủy ban châu Âu về VSATTP (EFSA). Nguyên tắc này là gì? Là ngô GMO cũng chứa một lượng proteine, glucide và lipide gần bằng ngô thông thường. Vậy tại sao cứ phải đặt cây trồng GMO dưới các nghiên cứu về tính độc hại của nó?

 

Vậy nên các Cty cũng có quyền không thực hiện các thí nghiệm để kiểm nghiệm các tác động này trên chuột nuôi bằng thực phẩm GMO. Và nếu họ có thực hiện thì cũng chỉ là trên tinh thần tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc.

 

Các Cty này cũng có thực hiện một vài nghiên cứu nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, 3 tháng là tối đa và không tìm hiểu sự khác biệt giữa việc sử dụng và không sử dụng Round-up, loại thuốc trừ cỏ được dùng kèm với ngô GMO. Các nghiên cứu này cũng không kiểm tra các thông số máu, tiết niệu hoặc nội tiết tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

 

Vậy phải làm gì để thay đổi phương thức đánh giá?

 

Các đề xuất về thay đổi phương thức đánh giá đang được tranh cãi sôi nổi. Cần phải loại bỏ nguyên tắc "sự cân bằng cơ bản" cũng như các nguyên tắc khác như: Không có sự khác biệt khi tiến hành nghiên cứu trên cả con đực và con cái, nguyên tắc liều lượng/tỉ lệ ảnh hưởng cũng cần được loại bỏ khi người ta dùng những lập luận kiểu này để phủ nhận những kết quả có giá trị của các nghiên cứu đã được thực hiện.

 

Thành phần của hội đồng đánh giá sẽ phải bao gồm không chỉ các nhà khoa học, mà cả các thành phần khác của xã hội dân sự. Kinh phí tài trợ cho các nghiên cứu đánh giá không phải chỉ do các DN tài trợ mà phải có cả của các tổ chức khác để mang tính khách quan.

 

 Kết quả số liệu thô của nghiên cứu phải được công bố cho mọi công dân biết. Các nghiên cứu về ảnh hưởng có thể xảy đến với chuột có thể kéo dài tới 2 năm (gần tương đương với vòng đời của một con chuột) chứ không phải chỉ có 3 tháng như đang làm.

 

NK603 và Round-up dẫn đến một số thay đổi chính sách châu Âu

 

Sau khi gây nhiều sự tranh luận toàn cầu, nghiên cứu của Seralini đã có các tác động không chỉ trong phạm vi tranh luận khoa học mà cả về chính sách. Các cơ quan y tế của 6 nước châu Âu đã đưa ra các ý kiến phản đối với nghiên cứu của Seralini với cùng các luận điểm: Lựa chọn loài chuột để nghiên cứu không phải là một lựa chọn tốt, số lượng chuột trong nhóm là chưa đủ, các kết quả liên quan tới thống kê thì không được giải thích.

 

Tuy nhiên ở Pháp, 5 cựu Bộ trưởng về Môi trường thuộc các đảng phái chính trị khác nhau đã ra một thông cáo chung rằng rất cần thiết phải xem xét lại việc cấp chứng nhận cho ngô NK603 và thuốc trừ cỏ Round up, và cần phải thực hiện lại các nghiên cứu dài hạn về ngô NK603 và các thực phẩm GMO khác cũng như là thuốc trừ cỏ Round-up (AFP, 8/11/2012).

 

Gần 200 nhà khoa học đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ nhóm nghiên cứu của Seralini. Trong đó có 140 nhà khoa học đã ký vào một văn bản, có quan điểm khác với quan điểm mang tính cực đoan của các Viện nghiên cứu khoa học.

 

Hơn nữa, sau khi các chỉ trích đối với nghiên cứu của Seralini được gửi tới tạp chí Sức khỏe và Hóa chất độc hại, tạp chí này cũng đã cho xuất bản các trả lời dự thảo của nhóm Seralini vào tháng 11/2012 và xuất bản chính thức trên tạp chí này vào tháng 1/2013.

 

Nhóm này cũng đã giới thiệu các câu trả lời nhanh trong một loạt các video tại địa chỉ "Daily motion". Hiện nay nhóm của Seralini đã cho đăng tải các số liệu thô về ngô NK603 và sắp tới là số liệu về thuốc trừ cỏ Round-up. Các tranh cãi sau nghiên cứu của Seralini cũng đã có kết quả bước đầu mà người ta gọi là Hiệu ứng Seralini.

 

Ngày 3/1/2013, Ủy ban Sức khỏe và người tiêu dùng châu Âu đã nhất trí với nghiên cứu đánh giá tác động của GMO trên cả vòng đời của chuột là cần thiết theo đề nghị của phía Pháp. Đây cũng chính là ý tưởng của Seralini. Với sức ép này EFSA đã đồng ý là phải nghiên cứu dài hạn tác động của ngô biến đổi gen với giống MON810 .

 

Tác động lan tỏa toàn cầu

 

Sự việc công bố kết quả nghiên cứu này có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Tại Trung Quốc, chủ để về GMO là rất nhạy cảm. Một nhóm của Mỹ hợp tác với các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm trên gạo vàng chuyển gen trên 37 trẻ em ở một trường học.

 

Chúng ta cần có một chính sách thực sự dân chủ về áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới thông qua việc công khai hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trên các khía cạnh khác nhau về GMO cho người SX và người tiêu dùng vì các mối rủi ro thật sự vẫn còn tiềm ẩn. VN cũng cần sớm hoàn thiện khung pháp lý đánh giá tác động của GMO đối với môi trường và đặc biệt là sức khỏe con người.

Nhóm này đã công bố kết quả bằng một bài báo gây ra một phản ứng mạnh mẽ từ công chúng làm cho Bộ trưởng Bộ Y tế phải đưa ra lời xin lỗi. Đầu năm 2013, một phong trào phản đối việc sử dụng ngô GMO của Monsanto đã dấy lên ở Trung Quốc.

 

Tại Argentina, bác sỹ Gomez tìm thấy tác động của thuốc trừ cỏ Round-up có tác động đến thai nhi và phản đối châu Âu về quy định không đánh giá lại glyphosate trước năm 2015. Nga đã có phản ứng cấm nhập tạm thời ngô biến đổi gen sau khi có bài báo của Seralini, chờ các kết quả nghiên cứu.

 

Peru cũng có lệnh cấm nhập khẩu ngô biến đổi gen trong 10 năm để nghiên cứu rõ ràng hơn. Ở Mỹ thì phong trào đòi dán nhãn cho sản phẩm GMO tăng cao với nhiều cuộc thảo luận và bỏ phiếu. Tại Ấn Độ, sau 10 năm sử dụng bông GMO Bt thì năng suất không tăng, trong khi nhiều nông dân bị phá sản do nợ nần và phụ thuộc vào Cty giống nước ngoài.

 

Thông điệp gì đối với chúng ta?

 

Rõ ràng các nghiên cứu về GMO chưa đầy đủ cả trên phạm vi quốc tế và cũng chưa thể kết luận để bác bỏ hoàn toàn thực phẩm GMO. Ở đây chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên cứu với tài trợ của chính phủ về công nghệ GMO để Việt Nam có thể tự chủ về công nghệ, tránh lệ thuộc các Cty đa quốc gia.

 

Bên cạnh đó các nghiên cứu dài hạn về tác động đến sức khỏe con người là hết sức cần thiết trên phương diện an toàn thực phẩm và cần được thực hiện một cách độc lập bởi nhà nước chứ không phải do các Cty tự nghiên cứu.

 

Theo NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 1407

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD