Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33214799
Tiến bộ kỹ thuật phục vụ chuyển đổi cây trồng
Thứ tư, 03-09-2014 | 09:20:48

Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng CNC trong xây dựng các mô hình SX rau - hoa đạt năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.

Trụ sở Viện KHKTNN MN

 

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS), từ năm 2006-2013 được công nhận 44 giống cây trồng, gồm 7 giống lúa, 4 giống ngô, 3 giống sắn, 4 giống đậu tương, 2 giống đậu xanh, 2 giống lạc, 3 giống khoai tây, 3 giống cà chua, 1 giống dâu tây, 12 giống hoa, 3 giống điều, chưa kể 27 giống mía.

 

Một số giống và quy trình công nghệ sau đây đang được được ứng dụng rộng ngoài SX:

 

- Giống lúa chất lượng VND95-20, giải thưởng Nhà nước về KHCN (2005), 1 trong những giống chủ lực ở phía Nam từ 2000 đến nay, diện tích hàng năm 300 ngàn ha (2005 - 2010); TGST 90 - 100 ngày, năng suất (NS) 5 - 8 tấn/ha, thâm canh đạt 9 tấn/ha, ổn định và thích nghi rộng, chống chịu rầy nâu và đạo ôn trung bình, ít nhiễm bệnh khô vằn và vàng lá.

 

- Giống lúa VN121, đã nhượng bản quyền cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam (2013), TGST 85 - 95 ngày, chống chịu rầy nâu, đạo ôn và các bệnh hại khác, ổn định và thích ứng rộng, NS 5 - 8 tấn/ha, thuận lợi đạt > 9 tấn/ha; đã phát triển 50 - 60 ngàn ha/năm ở miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

 

- Giống lúa ngắn ngày chất lượng ĐTM126, chịu phèn tốt, đã phát triển hàng chục ngàn ha ở Đồng Tháp Mười. 2 giống lúa cạn LC227, LC408 ngắn ngày, kháng đạo ôn, chất lượng tốt đã phát triển hàng chục ngàn ha/năm ở Tây Nguyên; 2 giống này được áp dụng khá thành công ở Campuchia và Lào (2012 - 2013).

 

Ngoài ra, các giải pháp công nghệ phục hồi và phát triển các giống lúa đặc sản cổ truyền theo hướng an toàn, bền vững (GAP, hữu cơ) cũng được chuyển giao có hiệu quả cho sản xuất.

 

- Giống ngô lai MN1, một trong các giống triển vọng tại Tây Nguyên, nhờ đặc điểm ngắn ngày (85 - 90 ngày), chịu hạn tốt, cây xanh bền, NS vụ ĐX có thể 10-12 tấn/ha. Ngoài ra, năm 2013 - 2014 Viện còn thử nghiệm giống ngô LCH9 lấy sinh khối làm thức ăn ủ chua cho bò sữa. Kết quả mô hình tại huyện Trảng Bom - Đồng Nai và huyện Củ Chi - TPHCM cho thấy NS thân lá LCH9 55 - 60 tấn/ha.

 

-Các giống đậu tương HL203, HL-07-15, HLĐN-29, HLĐN25 ngắn ngày (80-82 ngày), chín tập trung, không tách vỏ khi chín, NS 1,8 – 2,2/tấn/ha vụ TĐ, từ 2,5 – 3,0 tấn/ha vụ ĐX và thích ứng rộng, hàm lượng protein 36-37%, Lipid 24 - 25%, phù hợp dùng làm sữa đậu nành, đậu phụ.

 

- Giống lạc GV3, TGST 87 - 95 ngày, tỷ lệ hạt chín vụ mưa 70 - 74%, tỷ lệ nhân 73 - 74%, hàm lượng dầu 48 - 52%, kháng bệnh đốm lá và gỉ sắt trung bình (cấp 3 - 5), NS 1,6 – 2,2 tấn/ha, điều kiện nước trời, thâm canh tốt > 2,8 – 3,5 tấn/ha, hiện đang trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên.

 

- Giống lạc GV10, TGST 90 – 95 ngày, 30 – 45 quả/cây, tỷ lệ trái 3 hạt 60 – 70%, tỷ lệ nhân 68 – 72%, kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá trung bình (cấp 4-6), NS 2,0 – 2,5 tấn/ha vụ HT và TĐ, 2,5 – 3,5 tấn/ha vụ ĐX và XH. Hai giống này thích hợp cho vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL.

 

Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng các mô hình sản xuất rau - hoa đạt năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt; tư vấn và thiết kế xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà màng phù hợp với những vùng có khí hậu nóng, ẩm; tổ chức xây dựng thiết kế vườn ươm sản xuất cây con giống theo lối công nghiệp đảm bảo sạch và SX cây cà chua ghép sạch bệnh héo rũ vi khuẩn hoặc ứng dụng công nghệ cao trồng rau ăn lá, địa canh, thủy canh trong nhà màng.
Viện còn làm chủ quy trình nhân giống giống khoai tây sạch bệnh, sản xuất hoa lan sạch bệnh, trồng lan hồ điệp vùng nóng ẩm.

- Giống đậu xanh HLĐX6, TGST 63 – 70 ngày, hàm lượng protein 17,4%, tỷ lệ chín lần 1 từ 75 - 85%, chống chịu với bệnh khảm vàng lá tốt (cấp 1 - 2), bệnh đốm nâu (cấp 2 - 3), NS 1,3 – 1,5 tấn/ha vụ HT và TĐ; 1,4 – 1,88 tấn/ha vụ ĐX và XH, thích ứng rộng qua vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

 

- Giống đậu xanh HLĐX7, TGST 62 – 68 ngày, hàm lượng protein 17,9 %, tỷ lệ chín lần 1 từ 75 - 85%, chống chịu với bệnh khảm vàng lá tốt (cấp 1 -2 ), bệnh đốm nâu (cấp 2 - 3), NS 1,27 – 1,47 tấn/ha vụ HT và TĐ, 1,32 – 1,79 vụ ĐX và XH, thích ứng rộng qua vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Giống đậu xanh HLĐX10 thích hợp cho vùng ĐBSCL.

 

- Giống mè (vừng) ĐH-1 (ADB1) thấp cây, phân nhánh, không đổ ngả, NS cao (1,25 tấn/ha trên vùng đất xám và 2 tấn/ha trên vùng phù sa ngọt), hàm lượng dầu cao (48,78%), chịu hạn và chống chịu sâu ăn lá, bệnh héo cây. Hiện ở Long An gần 80% diện tích mè (1.500 ha), ở An Giang 1.100 ha trong 1.800 ha được trồng bằng giống ĐH-1.

 

- Giống mè đen NA2, phục tráng từ giống địa phương An Giang, TGST 75 ngày, độ cao đóng trái thấp (< 40 cm), chống chịu bệnh chết nhanh (2,50%), chống chịu sâu ăn lá cấp 1, hàm lượng dầu 50,21%, NS 1,89 tấn/ha vụ ĐX và 1,63 tấn/ha vụ XH.

 

- Giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận, phục tráng từ giống địa phương Bình Thuận, TGST 80 - 83 ngày, có 2 - 4 nhánh/thân, kết cấu hạt có 2 vỏ, hàm lượng dầu 48 – 52%, chống chịu bệnh héo tươi và đốm phấn (cấp 3), NS đạt 0,9 – 1,3 tấn/ha. Các giống này thích hợp cho việc thay lúa bấp bênh, thiếu nước.

 

- Giống điều AB05-08 ra hoa sau trồng 18 tháng, quả đậu thành chùm 10 - 15 quả, NS hạt 3.000 - 4.000 kg/ha, tỷ lệ nhân 29-32%, kích cỡ hạt 140 - 150 hạt/kg. Giống điều AB 29, phát cành mạnh, tán lá dày và đều, ra hoa không cách năm, số hoa lưỡng tính cao, NS hạt 3.500 - 4.500 kg/ha, tỷ lệ nhân 30-32%, kích cỡ hạt 140 - 150 hạt/kg, thu được nhiều chồi ghép.

 

Bên cạnh đó, Viện cũng có các quy trình công nghệ cải tạo, thâm canh vườn điều và kỹ thuật trồng mới thâm canh điều phù hợp với các vùng trồng chính.

 

- Trong tổng diện tích > 300 ngàn ha sắn (khoai mì) cả nước, có đến 90% các giống sắn của Viện, chủ yếu là KM94, NS củ tươi 28,1 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,4 - 29%, thu hoạch 10 - 12 tháng sau trồng. Giống sắn KM98-5, thu hoạch từ 7 - 10 tháng sau trồng, NS củ tươi trung bình 34,5 tấn/ha, tiềm năng có thể 50 – 80 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5% - 31%.

 

Giống sắn KM140, thu hoạch từ 7 - 10 tháng sau trồng, bình quân NS củ tươi 35,0 tấn/ha (thâm canh ở Đồng Nai, Tây Ninh đạt 40 - 50 tấn/ha), hàm lượng tinh bột 27,2%. Đặc biệt, Viện đang có 2 giống sắn triển vọng, chống chịu với bệnh chổi rồng: HL – S10 và HL-S11, thời gian thu hoạch từ 8 - 11 tháng, NS củ tươi 38,5 tấn/ha, NS có thể 65 – 80 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 28,5 - 31%.

TS. Lê Quý Kha
(Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam)
Trở lại      In      Số lần xem: 1328

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD