Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  32992936
Tình hình nhập khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu năm 2014
Thứ năm, 27-02-2014 | 08:11:04

Năm 2014, tốc độ tăng sản lượng thức ăn chăn nuôi được dự báo có dấu hiệu chững lại, bởi những yếu tố như tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp thấp, trong khi dịch bệnh hoành hành, sức tiêu dùng sản phẩm thịt nội địa trong nước giảm, thịt nhập khẩu tăng. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đạt gần 13,4 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thức ăn cho thủy sản tăng mạnh, tới gần 20%, mức tăng mạnh nhất từ năm 2008 trở lại đây còn sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm lại giảm 3%.

 

Điều này được lý giải là do ngành Thủy sản năm 2013 có tốc độ tăng trưởng tốt, xuất khẩu cao, đạt kim ngạch khoảng 6,7 tỉ USD, tăng hơn 10% so với năm 2012. Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng TACN cũng giảm theo.

 

Việt Nam đã phải chi hàng tỉ USD để nhập khẩu và nguyên liệu để sản xuất TACN. Riêng năm 2013, nhập khẩu TACN và nguyên liệu đạt trên 3 tỉ USD, tăng 25,4% so với năm 2012.

 

Sang năm 2014, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn chưa có đấu hiệu phục hồi bền vững do sức mua tiêu dùng nội địa vẫn thấp. Cùng với đó là sức ép đến từ nhập khẩu bò sống đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng đầu năm 2014, cả nước đã nhập khẩu 202,6 triệu USD mặt hàng  thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 7,48% so với tháng 1/2013.

 

Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ 26 thị trường trên thế giới, trong đó Achentina là thị trường cung cấp chính, đạt kim ngạch 62,4 triệu USD, tăng 72,30% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 31 triệu USD, tăng 97,64%.

 

Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong tháng đầu năm, thì nhập khẩu từ thị trường Canada có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 627,93%, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,8 triệu USD; đứng thứ hai sau Canada là Indonesia tăng 418,5%; Bỉ tăng 241,3% và Nhật Bản tăng 204,9%.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 1/2014 

ĐVT: USD

 
KNNK T1/2014
KNNK T1/2013
% so sánh
Tổng KN
202.675.992
219.058.901
-7,48
Achentina
62.488.830
36.248.803
72,39
Hoa Kỳ
31.021.723
15.695.987
97,64
Ấn độ
22.124.918
79.042.561
-72,01
Trung Quốc
16.009.048
20.762.370
-22,89
Italia
15.528.674
10.151.113
52,98

Indonesia

12.156.988
2.344.666
418,50
Thái Lan
6.526.108
6.266.583
4,14

Canada

3.863.184
530.707
627,93
Đài Loan
3.049.966
4.202.023
-27,42
Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất
2.592.895
8.345.572
-68,93
Xingapo
1.967.242
1.978.153
-0,55
Hàn Quốc
1.963.135
2.335.365
-15,94
Malaixia
1.792.899
3.414.435
-47,49
Pháp
1.524.245
1.435.689
6,17
Oxtrâylia
1.514.982
535.802
182,75
HàLan
1.360.295
1.355.508
0,35
Nhật Bản
1.075.974
352.792
204,99
Philipin
918.117
4.129.449
-77,77
Chilê
854.722
1.025.922
-16,69
Tây Ban Nha
739.430
1.689.475
-56,23
Bỉ
732.139
214.463
241,38
Đức
336.875
176.403
90,97
Anh
220.044
1.089.951
-79,81
Mêhico
182.418
211.088
-13,58
Áo
119.346
355.865
-66,46
Nauy
33.522
32.240
3,98

 

Theo Tổng giám đốc Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam, hiện cả nước tiêu thụ 12,5 triệu tấn TACN mỗi năm trong khi nguồn cung nguyên liệu trong nước quá thấp. Chính vì vậy, để có được nguồn nguyên liệu tại chỗ, các cơ quan liên quan và doanh nghiệp cần phải có chính sách khuyến khích nông dân sản xuất TACN quy mô lớn để tạo nguồn cung ổn định, có chất lượng. Có như vậy mới tránh được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay

 

Một dấu hiệu nữa mà các doanh nghiệp sản xuất TACN cần quan tâm đó là tỉ lệ hộ nuôi sử dụng thức ăn tự trộn tăng mạnh, đặc biệt tại khu vực phía Nam, do giá nguyên liệu giảm trong khi giá thành TACN thành phẩm không giảm tương ứng. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tới thị phần của các doanh nghiệp chế biến TACN.

 

Theo nhiều chuyên gia, dự kiến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết trong năm nay nên ngành chăn nuôi và thủy sản sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm thịt nhập khẩu, đặc biệt là thịt bò, thịt heo và thịt gà. Điều này có thể là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng sản lượng TACN đang có dấu hiệu chững lại trong năm 2014.

 

NG.Hương - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1287

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD