Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33264887
Tình hình xuất-nhập khẩu phân bón 5 tháng 2103
Thứ năm, 20-06-2013 | 08:15:44

Phân SA – chủng loại phân bón được nhập khẩu về nhiều nhất trong thời gian này và chiếm 26% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu.

 

5 tháng đầu năm 2013, cả nước đã nhập khẩu 1,5 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 622 triệu USD, tăng 32,48% về lượng và tăng 21,70% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 5/2013, cả nước đã nhập khẩu 438,6 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 180,8 triệu USD, tăng 438,6% về lượng và tăng 180,8% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.

 

Chủng loại phân bón nhập khẩu 5 tháng 2013

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)

 Chủng loại
Nhập khẩu 5T/2013 
Nhập khẩu 5T/2012
% so sánh 
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Phân bón các loại
1.520.818
622.099.102
1.147.975
511.179.004
32,48
21,70
-Phân SA
404.788
82.680.322
308.920
75.411.521
31,03
9,64
-Phân Kali
377.651
172.195.886
298.332
158.133.839
26,59
8,89
-Phân DAP
327.135
176.100.992
185.350
106.067.916
76,50
66,03
-Phân NPK
194.919
94.826.492
92.121
45.228.276
111,59
109,66
-Phân Ure
97.013
36.051.486
134.735
57.660.986
-28,00
-37,48

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

 

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nhập khẩu phân bón ở hầu khắp các chủng loại đều tăng trưởng cả về lượng và trị giá – điều này cũng góp phần làm nhập khẩu mặt hàng này tăng trưởng.

 

Phân SA là chủng loại phân bón được nhập khẩu về nhiều nhất với 404,7 nghìn tấn, chiếm 26,6% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tăng 31,03% về lượng và tăng 9,64% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 5/2013, nhập khẩu chủng loại này là 341,1 nghìn tấn, trị giá 58,9 triệu USD, tăng 320,9% về lượng và tăng 255,1% về trị giá so với tháng 4/2013.

 

Tháng 5/2013, phân SA được nhập khẩu nhiều từ thị trường Trung Quốc với đơn giá dao động trong khoảng 160-170 USD/tấn. Ngoài ra còn nhập khẩu từ thị trường Đài Loan. Phân SA được nhập khẩu nhiều tại cửa khẩu Cát Lái (Hồ Chí Minh) và cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) với phương thức thanh toán CFR và DAF.

 

Tham khảo giá phân SA nhập khẩu trong tháng 5/2013

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Ammonium Sulphate (NH4)2SO4, ( phân bón SA dạng bột)

tấn
160
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Đạm SA {Ammonium sulphate (NH4)2SO4}, N>=20,5% (Nitrogen Content), S>=24%. Hàng đ­ợc đóng đồng nhất 50 kg/bao. Hàng mới 100% do Trung Quốc sản xuất.

tấn
176
Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
DAF

Phân bón S A. AMMONIUM SULFATE. TP: NITROGEN: 21% (+/- 0.5%). MOISTURE: 0.5% MAX. SULPHUR: 24% MIN. COLOUR: WHITE

tấn
231,53
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

 

Đứng thứ hai sau phân SA là phân Kali, với lượng nhập trong tháng là 313,9 nghìn tấn, trị giá 148,5 triệu USD, tăng 240,4% về lượng và tăng 304,3% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, nâng lượng phân kali nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2013 lên 377,6 nghìn tấn, trị giá 172,1 triệu USD, tăng 26,59% về lượng và tăng 8,89% về trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là chủng loại có sự tăng trưởng thấp.

 

Đứng thứ 3 là phân DAP, tăng 76,5% về lượng và tăng 6,603% về trị giá so với cùng kỳ, tương đương với 327,1 nghìn tấn, trị giá 176,1 triệu USD. Tuy đứng thứ ba nhưng phân DAP lại có sự tăng trưởng lớn thứ hai trong bảng xếp hạng.

 

Đáng chú ý, nhập khẩu phân NPK trong thời gian này là 194,9 nghìn tấn, trị giá 94,8 triệu USD, nhưng lại là chủng loại có sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá, tương đương với 111,59% và 109,66%.

 

So với các chủng loại phân bón nhập khẩu về trong 5 tháng đầu năm 2013, thì phân Ure lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 28% và 37,48% tương đương với 97 nghìn tấn và 36 triệu USD.

 

Bên cạnh nhập khẩu, Việt Nam còn xuất khẩu phân bón. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 5/2013, Việt Nam đã xuất khẩu 95,6 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 36,9 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với tháng 4/2013. Nâng lượng xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm lên 493,1 nghìn tấn, trị giá 199,3 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 19,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

 

Tình trạng sản xuất và kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thành dự thảo nghị định mới về quản lý thị trường phân bón. Theo đó, phân định một cách rạch ròi trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác quản lý sẽ là điểm thay đổi quan trọng đảm bảo sự lành mạnh cho thị trường phân bón.

 

Theo Nghị định 113/2003/NĐ-CP, hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón được quản lý theo Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam (Danh mục phân bón). Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là hai đơn vị chủ chốt thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt hàng này. Tuy nhiên, sau gần 10 năm chính thức đi vào cuộc sống Nghị định đã lạc hậu so với sự phát triển của thị trường, thậm chí bộc lộ nhiều bất cập.

 

Tại hội nghị tổng kết về cục diện thị trường và định hướng quản lý nhà nước về phân bón, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT đã thẳng thắn chỉ rõ những bất cập này. Nhược điểm lớn nhất của phương thức quản lý phân bón theo danh mục như hiện nay là không truy xuất được nguồn gốc. Thông qua danh mục có thể biết được DN nào, sản xuất loại phân bón gì nhưng địa điểm DN ở đâu, số lượng sản xuất bao nhiêu, chất lượng như thế nào… thì cơ quan quản lý khó có thể xác định được.

 

Với những loại phân bón không có tên trong danh mục, để được công nhận là loại phân bón mới và được phép sản xuất phải mất khoảng 1 năm rưỡi cho công tác khảo nghiệm, thẩm định và phải trải qua 13 thủ tục hành chính. Rồi việc tra cứu, phân loại, xử lý các loại phân bón trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng là vấn đề lớn với các cơ quan quản lý khi có tới 5.000 loại trong danh mục phân bón.

 

Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cũng cho biết, dù được cả Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cùng tham gia quản lý nhưng không phân định rõ ràng đơn vị nào phải chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ. Vì vậy, chưa cơ quan nào có đầy đủ thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thậm chí việc quản lý còn phân tán, có phần chồng chéo. Cùng với đó, mức xử phạt các đối tượng vi phạm còn chưa đủ sức răn đe… khiến tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường.

 

Trước những bất cập về chính sách và sự kém hiệu quả trong công tác quản lý mặt hàng phân bón, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo dự thảo mới về quản lý thị trường phân bón thay thế cho Nghị định 113/2003/NĐ-CP. Theo đó, sẽ có sự phân định rạch ròi về phân công trách nhiệm quản lý phân bón. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về phân bón và trực tiếp quản lý phân bón vô cơ. Bộ NN&PTNT thực hiện quản lý nhà nước về phân bón hữu cơ và phân bón khác. Việc quản lý các hoạt động lấy mẫu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm và sử dụng phân bón sẽ do Bộ NN&PTNT thực hiện.

 

Dự thảo cũng quy định, phân bón là mặt hàng sản xuất có điều kiện. Với quy định này, các đơn vị sản xuất phân bón sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đồng thời sẽ loại bỏ những cơ sở sản xuất không đủ điều kiện (có thể loại bỏ tới 60% cơ sở sản xuất hiện tại).

 

Các tổ chức, cá nhân tự khảo nghiệm phân bón hoặc hợp đồng với các đơn vị có đủ điều kiện để tổ chức khảo nghiệm theo quy định của Bộ NN&PTNT và tự chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, không thành lập hội đồng công nhận và bỏ quy định về danh mục phân bón…

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1340

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD