Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33263825
Tuần tin khoa học 375 (14-20/04/2014)
Thứ bảy, 12-04-2014 | 19:11:19

Giống lúa mì cứng (durum) GM có cấu trúc hạt cứng trung bình

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Huazhong, Trung Quốc và ĐH Kỹ thuật Hà Lan đã cho biểu hiện thành công gen Puroindoline trong giống lúa mì dạng hình durum (cứng) nhằm thay đổi cấu trúc hạt rất cứng của chúng (very hard kernel texture). Sau khi chuyển nạp gen, các nhà nghiên cứu đã định tính giống lúa mì transgenic này. Họ xem xét những thay đổi của cấu trúc hạt mì và những đặc tính khác của hạt. Phân tích độ cứng của hạt và tính chất xay xát của bột mì, người ta thấy rằng sự thể hiện hoàn toàn của PINA làm cho hạt lúa mì bớt cứng, năng suất bột mì tăng trong các dòng lúa mì GM. Đặc điểm nông học của  dòng lúa mì GM và không GM được so sánh. Người ta thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa nào trong các tính trạng ấy trong hai năm khảo nghiệm giống. Họ kết luận rằng độ cứng của hạt lúa mì ảnh hưởng mạnh mẽ đến phẩm chất xay chà và sản phẩm cuối cùng cho người sử dụng, việc phát triển giống lúa mì có độ cứng trung bình (medium–hard-textured durum) không những chỉ có tầm quan trọng ở khía cạnh thông tin về di truyền độ cứng của hạt và Puroindolines, mà còn là hành động cụ thể của nhà chọn giống, nhà công nghệ thực phẩm cho những ý tưởng phát triển giống lúa mì durum và những sản phẩm của chúng sau này. Xem  http://link.springer.com/article/10.1007/s11032-013-9971-4.

 

Sử dụng phân tử RNA can thiệp trong kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt

 

 

 

Virus-based vectors” đã được người ta ứng dụng như những công cụ trong phòng thí nghiệm đối với nhiều thí nghiệm ngắn hạn trên cây hòa thảo. Các vec tơ này khá ổn định để du nhập những gen lạ vào cây trồng. Tuy nhiên, việc phát triển các vectors ổn định ấy đã được chứng minh có khả năng áp dụng trên cây đa niên. Citrus tristeza virus (CTV), một dạng “virus-based vector” ổn định đang được xem xét trong kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh cây có múi, Huanglongbing (HLB). Bệnh Huanglongbing còn được gọi là Citrus Greening disease, do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus (CLas) gây ra. Cho dù chưa có một minh chứng nào nó rằng có phương pháp kiểm soát hữu hiệu CLas, nhưng CTV vector với mục đích kiểm soát HLB nhờ kiểm soát chính vector của nó, con rầy chổng cánh [Asian citrus psyllid: Diaphorina citri). Rầy chổng cánh chích hút nhựa cây, truyền vi khuẩn CLas và lây bệnh CTV trong các vườn trồng cây có múi. Người ta nghĩ cách kiểm soát HLB thông qua kỹ thuật RNA interference (RNAi). Vectơ CTV-RNAi với gen làm khiếm khuyết ở cánh (abnormal wing disc: Awd) của rầy chổng cánh D. citri, kích thích sự thể hiện của gen Awd khi sâu non tiêu hóa thức ăn trong bụng. Điều này là im lặng gen Awd làm cho cánh côn trùng bị biến dạng và làm tăng tỷ lệ thành trùng chết. Điều ấy sẽ là giảm sự tác hại của bệnh vàng là gân xanh trên cây có múi.

Xem  http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0168165614000832

 

Arabidopsis giúp cây mía đường chống chịu khô hạn

 

Khô hạn luôn luôn là một yếu tố chủ lực trong stress phi sinh học ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng mía đường. Sự hao hụt về năng suất do khô hạn được ghi nhận đến 50%. Yếu tố phiên mã (TF) DREB2A kích hoạt sự thể hiện các gen có tính chất điều tiếu theo kiểu DOWN (điều tiết gen giảm theo sự phân bào) trong phản ứng với stress phi sinh học của cây trồng. Sự thể hiện DREB2A  có thể bị kích hoạt bởi sự kiện thiếu nước, mặn hoặc sốc nhiệt nóng. Người ta nghiên cứu các ảnh hưởng của những thể hiện mạnh mẽ khi cây phản ứng với stress thông qua những yếu tố phiên mã như AtDREB2A CA của cây Arabidopsis thaliana, trên mức độ thể hiện gen, áp suất nước trên lá (leaf water potential: LWP), ẩm độ tương đối (relative water content: RWC) và hàm lượng sucrose của thân míatrong điều kiện không có nước suốt bốn ngày. Sự thể hiện của AtDREB2A CA dẫn đến sự kiện up-regulation (điều tiết gen tăng theo sự phân bào) các gen có chức năng trong hệ thống bảo vệ cây chống lại stress do hạn hán. Các cây này duy trì được RWC, LWP cao sau hơn bốn ngày không có nước. và chúng có mức độ quang hợp mạnh mẽ cho đến ngày thứ ba. Điều này là gia tăng hàm lượng đường sucrose và cải thiện được sự đẻ nhánh thân trong các dòng mía đường biến đổi gen. Kết quả cho thấy rằng AtDREB2A CA trong cây mía đường transgenic làm tăng tính chịu hạn mà không làm mất đi sinh khối.

Xem  http://ac.els-cdn.com/S0168945214000260/1-s2.0-S0168945214000260-main.pdf?_tid=64dd947c-bedb-11e3-b4f6-00000aab0f6c&acdnat=1396933709_0be3f58ea1b1d938ae14439efaa02431.

 

Chitosan làm tăng hiệu quả của Pseudomonas sp. chống lại bệnh vàng xoăn lá cà chua

 

Bệnh ToLCV (tomato leaf curl virus: vàng xoăn lá cà chua) là một trong những bệnh có mức tổ hại nghiêm trọng, làm giảm năng suất cả về lượng và chất. Có nhiều nghiên cứu vấn đế này nhưng chưa có biện  pháp nào tỏ ra có hiệu quả về kinh tế trong quản lý  bệnh hại ToLCV. Tại Ấn Độ, một nghiên cứu gần đây đã đánh giá được tiềm năng chưa được chứng minh trước đây của các mẫu phân lập (isolates) nhóm rhizobacterial chống bệnh ToLCV trên đồng ruộng. Họ đã sử dụng các rhizobacterial isolates cũng như các dạng khác nhau (different formulations) trong mẫu phân lập, và chitosan, một elicitor ở dạng phân tử. Người ta thấy rằng các mẫu phân lập của vi khuẩn Pseudomonas sp. khi cho kết hợp với chitosan sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ToLCV đến 90,33%. Nó còn làm tăng chiều cao cây, tăng sinh khối, tăng hàm lượng diệp lục, tăng số quả và năng suất cà chua so với cây đối chứng bệnh. Nếu các mẫu phân lập của vi khuẩn này và chitosan được tách riêng ra, kết quả sẽ không mong muốn.

Xem: http://www.cropj.com/mishra_8_3_2014_347_355.pdf.

 

Thông Báo

 

Iran khuyến khích giải thưởng “Islamic Nobel Prize” cho Khoa học Công nghệ

 

Thứ Hai tuần rồi, Iran giới thiệu giải thưởng Nobel Hồi Giáo (Islamic Nobel Prize) cho khoa học công nghệ tại Pardis Technological Park, thủ đô của Iran. Giải thưởng Mustafa Science and Technology Prize đã vinh danh một trong số 201 người của danh sách đề cử. Giải thưởng nhằm khích lệ các học giả của những nước Hồi Giáo và vùng Đông Nam Địa Trung Hải trong sự tăng tiến công trình khoa học của họ. Giá trị giải thưởng là 500.000 dollars, một huân chương, một giấy chứng nhận. Có 3 lĩnh vực được xét chọn: (1) life sciences (khoa học về đời sống bao gồm y khoa), (2) nanosciences và nanotechnology, (3) công nghệ thông tin. Một giải thưởng thứ Tư, cho Best Muslim Scientist, sẽ được công bố.

Xem http://www.ansamed.info/ansamed/en/news/nations/france/2014/03/10/Iran-promoting-Islamic-Nobel-Prize-_10210774.html

Trở lại      In      Số lần xem: 2055

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD