Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33250132
Tuần tin khoa học 397 (15-21/09/2014)
Thứ bảy, 13-09-2014 | 05:36:13

So sánh giống lúa biotech chống chịu khô hạn và giống nguyên thủy của nó

 

Các nhà khoa học thuộc Đại Học Quốc Gia Kyungpook, Hàn Quốc đã so sánh các tính trạng nông học liên quan đến giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn phát dục cũng như vật chất có tính chất “antioxidant” trong dòng lúa chống biotech chịu hạn (HV8HV23) đối với giống nguyên thủy của chúng là Ilmi. Kết quả đã được ông bố trên Journal of Agronomy and Crop Science. Theo đó, kích thước và khối lượng, sự nẩy mầm của hạt, chiều dài rễ, khối lượng khô của rễ và chồi thân, chiều dài và chiều rộng lá đòng, chiều cao cây, lá thìa, chiều dài nhị đực và vòi noãn, tất cả đều không khác nhau có ý nghĩa về thống kê. Từ khi bắt đầu và hoàn thành sự trổ bông của từng dòng lúa này đều xảy ra cùng một lúc. Đặc điểm của vật liệu có tính chất antioxidant như DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) có hoạt động lọc sạch và hàm lượng polyphenol cũng không chó thấy có sự khác biệt xét trong cùng một điều kiện thí nghiệm. Theo đó, dòng lúa transgenic có chứa gen CaMsrB2 được xem như tương đương với giống nguyên thủy, chịu hạn tốt, không có bất cứ ảnh hưởng bất lợi nào kèm theo.

 

Xem http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/jac.12100/full.

 

Sự thể hiện gen OsPTR6 của cây lúa giúp tăng cường sự tăng trưởng, làm giảm hiệu quả sử dụng phân N

 

Nitrogen rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng, tạo ra PTR/NRT1 transporters vô cùng cần thiết cho tăng trưởng cây lúa. Nghiên cứu được thực hiện bởi Xiaorong Fan và ctv. thuộc Nanjing Agricultural University, Trung Quốc. Họ đã định tính được peptide transporter của cây lúa, OsPTR6, và xem xét đáp ứng của nó đối với nitrate và ammonium dễ tiêu ở mức độ cao và thấp. OsPTR6 đã được thể hiện đầy đủ trong giống lúa Nipponbare biến đổi gen, làm tăng cường hiệu quả sử dụng nitrogen (NUE). Ba dòng transgenic, OE1, OE5 OE6, đã được tạo ra và cho xét nghiệm trong nghiệm thức trồng thủy canh với nhiều mức độ phân nitrogen khác nhau. Kết quả cho thấy rằng chiều cao cây và sinh khối của các dòng transgenic này đều tăng đáng kể, hàm lượng nitrogen tích lũy và hoạt tính của glutamine synthetase (GS) cũng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đặc điểm NUE (nitrogen utilization efficiency), hiệu quả sử dụng N đã giảm at nghiệm thức bón ammonium cao. Điều ấy cho thấy: việc biểu hiện mạnh mẽ gen OsPTR6 làm tăng cường sự tăng trưởng cây lúa nhưng làm giảm hiệu quả sử dụng phân N trong điều kiện hàm lượng ammonium cao.

 

Hình. 2. Đặc điểm phân tử của cây transgenic với thiết kế pUbi-OsPTR6. (a) Xác định số bản sao chép trong cây lúa OE1, OE5OE6 bằng xét nghiệm Southern blotting. WT biểu dòng nguyên thủy (wild-type). OE1, OE5 và OE6 biểu thị dòng lúa transgenic. Southern blotting với sự phân cắt của BamHI và HindIII với WT làm đối chứng negative và empty plasmid vector transgenic làm đối chứng positive; (b) thể hiện của OsPTR6 trong rễ lúa WT và transgenic được xém xét bằng RT-PCR.

 

Xem: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0168945214001150.

 

DNA cũ có thể phục hồi lại loài sinh vật nguyên thủy đã tuyệt chủng

 

Bồ câu “passenger” cuối cùng có tên là Martha đã chết vào ngày 1-9-1914. Loài bồ câu này đã có lúc lên tới 3 tỷ con hoặc nhiều hơn, bây giờ đã tuyệt chủng. Cái gì có thể giúp bồ câu “passenger”? Chúng không thể tăng lên quân số từ cái chết ấy, nhưng có thể phục hồi sau sự kiện tuyệt chủng (de-extinction). Các nhà khoa học thu thập DNA từ mẫu xác ướp của chim (stuffed corpses) trong viện bảo tàng Martha, nó thuộc Smithsonian Institution. Các nhà nghiên cứu có thể chọn những gen quan trọng nhất mà chúng xác định bản chất của loài chim này, sau đó sử dụng công nghệ di truyền để thực hiện “editing” phân tử DNA này của một loài có quan hệ gần. Đó là cách thức mà nhà khai phá hiện tượng phục chế lại từ thảm họa tuyệt chủng (de-extinction pioneer), ông Ben Novak thuộc ĐH California đã thực hiện. Novak và đồng sự của mình tập trung vào lấy những thông tin di truyền từ mẫu xác ướp của bồ câu “passenger”, rồi thực hiện giải trình tự genome của bồ câu có quan hệ gần gủi (closely-related band-tailed pigeon). Hiện nay, 32 mẫu đã được xác định mật mã di truyền (genetic code) trên cơ sở trình tự DNA của ty thể bộ. "Nếu chúng tôi thành công, thế giới này sẽ có một sinh vật mới," Novak nói như vậy. "Nếu chúng tôi thất bại, chúng tôi sẽ có những trãi nghiệm đáng giá và thế giới sẽ không cho phép có một loài tuyệt chủng nào khác nữa."

 

Xem http://www.scientificamerican.com/article/ancient-dna-could-return-passenger-pigeons-to-the-sky/.

 

Tính kháng bệnh virus vàng xoăn lá cà chua của Ty-1 làm tăng cường methyl hóa cytosine trong genome virus và bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm bệnh khảm virus dưa leo

 

Patrick Butterbach và ctv. (2014) PNAS September 2, 2014; Vol.111; No.35: 12942-12947

 

Bệnh virus vàng xoăn lá cà chua làm tổn thất rất lớn sản lượng cà chua của thế giới, do nhiều tác nhân khác nhau của begomoviruses, với thuật ngữ thông dụng là TYLCV (tomato yellow leaf curl virus), được xem như đối tượng quan trọng bậc nhất. Gần đây, người ta đã dòng hóa thành công (cloned) gen kháng đầu tiên đối với TYLCV, với tên gọi là gen Ty-1, mã hóa một enzyme có tên là “RNA-dependent RNA polymerase” được biết với một lớp mới của những gen kháng bệnh virus. Ở đây, các tác giả đã cung cấp những số liệu chỉ ra rằng Ty-1 có liên quan đến tính kháng TYLCV và những geminiviruses khác bằng cách tăng cường cách thức làm im lặng gen có tính chất phiên mã như vậy (transcriptional gene), một phần của nội dung cơ chế tự vệ của phân tử “antiviral RNAi”. Hơn nữa, người ta còn thấy rằng tính kháng bệnh ấy còn thỏa hiệp với  sự nhiễm bệnh virus gây khảm dưa leo, đó là một virus khác cũng quan trọng và có sự phân bố rộng “RNA virus”, do khả năng của nó ngăn chận được RNAi ở nhiều mức độ khác nhau.  Bệnh virus vàng xoăn lá cà chua (tomato yellow leaf curl virus: TYLCV) và những begomoviruses khác có liên quan, là mối đe dọa chính trong sản xuất cà chua trên toàn thế giới. Muốn phòng ngừa những virus này, người ta khai thác các gen kháng từ loài cà chua hoang dại để du nhập vào giống cao sản. Gần đây, gen kháng Ty-1 đã được phân lập, nó mã hóa enzyme “RNA-dependent RNA polymerase” và tương tác alen với Ty-3. Tác giả thấy rằng thách thức của những dòng chứa gen kháng TYLCV đều mang gen Ty-1 hoặc Ty-3, các titers (mẫu giống) có lượng virus thấp được khám phá, luôn cùng xảy ra (concomitant) với việc sản sinh mức độ tương đối cao của phân tử siRNAs. Trong khi đó, giống cà chua nhiễm bệnh Moneymaker (MM) biểu hiện mức độ cao của mẫu giống có hàm lượng virus cao hơn (higher virus titers), nhưng số phân tử siRNAs lại thấp hơn. Phân tích theo kiểu so sánh sự phân bố của phân tử siRNA về không gian cho thấy: mức độ phong phú có tính chất tinh tế và tương thích của phân tử siRNAs dẫn xuất từ gen Ty-1Ty-3 của cây V1C3.

 

Trong cây có chứa tính kháng bệnh của Ty-2, virus này sẽ trở nên khó phát hiện, nhưng kết quả phân tích profile của siRNA cho thấy nó khá giống với virus TYLCV được quan sát trên giống cà chua nhiễm MM. Hơn nữa, hiện tượng hypermethylation có tính chất tương đối của vùng TYLCV V1 promoter đã được người ta quan sát trong phân tử genomic DNA thu từ gen Ty-1 so với DNA của giống nhiễm MM. Tính kháng như vậy có liên quan với Ty-1 cũng đã thể hiện mức độ hiệu quả đối với cà chua có tính chất bipartite (tay đôi): rất nhiễm nặng nề với rugose begomovirus, trong đó, một biểu hiện methyl hóa mạnh mẽ tương tự của vùng V1 promoter được xác định. Tuy nhiên, có một sự tạp nhiễm của TYLCV với bệnh khảm virus dưa leo đồng thể hiện tính kháng. Gen Ty-1 liên quan đến tính kháng geminiviruses nhơ tăng cường sự methyl hóa cytosine của genome virus, điều ấy cho thấy rằng có tác động làm im lặng đối với gen đóng vai trò phiên mã (transcriptional gene). Cơ chế của tính kháng và sự bền vững của tính kháng đối với geminiviruses dưới điều kiện tự nhiên đã được người ta thảo luận.

 

Xem http://www.pnas.org/content/111/35/12942.abstract.html?etoc

 

Hình 1: Phân tử siRNA dẫn xuất từ virus gây bệnh vàng xoăn lá cà chua (TYLCV) thuộc nhiều dòng cà chua khác nhau.

Trở lại      In      Số lần xem: 1533

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD